Nữ sinh dân tộc Tày trở thành thủ khoa khối C tỉnh Hà Giang với 28 điểm

Với tổng điểm các môn đạt 28 điểm, em Hoàng Khánh Nhi, người dân tộc Tày ở Hà Giang đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối C của tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Nữ sinh dân tộc Tày trở thành thủ khoa tỉnh Hà Giang đạt 28 điểm khối C -0
Hoàng Khánh Nhi, học sinh Trường THPT Hữu Nghị 80, Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Khởi đầu hành trình đầy gian nan phía trước

Hoàng Khánh Nhi sinh ra và lớn lên tại miền đất có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, thuộc xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Từ những năm học Tiểu học và Trung học cơ sở, Khánh Nhi luôn là học sinh khá, giỏi, được thầy cô thương yêu, bạn bè quý mến. Hết lớp 9, vì hoàn cảnh gia đình nên em không học THPT ở Hà Giang mà vượt quãng đường hơn 300km xuống Sơn Tây, Hà Nội học cấp ba để tiếp tục ước mơ đến trường của mình.

Tại trường THPT Hữu Nghị 80, nữ sinh Hà Giang luôn giữ vững thành tích học sinh giỏi 3 năm liền cấp, là thành viên ưu tú trong các phòng trào và hoạt động đoàn do trường và địa phương tổ chức.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Khánh Nhi xuất sắc trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Giang, với số điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển cụ thể gồm: Ngữ Văn: 9,25 điểm; Lịch Sử: 9,75 điểm và môn Địa Lí: 9 điểm.

Khánh Nhi cho biết, trở thành thủ khoa là ước mơ của em trong hành trình thi cử đầy vất vả. Sau khi biết kết quả, em thực sự bất ngờ xen lẫn xúc động.

“Dù đây chỉ là khởi đầu của một hành trình đầy gian nan phía trước, nhưng em tự hào về những nỗ lực và quyết không quên trau dồi kiến thức, cố gắng mỗi ngày để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.”, Khánh Nhi bộc bạch.

Chia sẻ về phương pháp học tập, Khánh Nhi cho biết, muốn học tốt môn học nào, cũng cần phải có niềm yêu thích và thái độ cầu tiến, muốn học hỏi sẽ cảm thấy việc học và tiếp thu kiến thức rất nhẹ nhàng.

Đặc thù của khối Khoa học Xã hội là phải hiểu và thuộc lòng lượng kiến thức khổng lồ, theo đó, nữ sinh Hà Giang sẽ chia thành 3 giai đoạn: kiến thức chuyên sâu, luyện đề và tổng ôn. Với từng môn, Khánh Nhi sẽ lại chia ra những cách học khác nhau để phù hợp từng môn học.

Cụ thể, với môn Ngữ Văn, Khánh Nhi học thuộc công thức làm bài ở nhà để tiết kiệm thời gian, trả lời ngắn gọn, mạch lạc đúng ý chính, tránh diễn đạt lan man sẽ bị mất điểm.

Theo đó, trước khi bắt đầu viết văn, em sẽ lập kế hoạch cho bài văn, bao gồm mở bài, kết bài và cấu trúc tổ chức của các đoạn văn. Điều này giúp, nữ sinh có một khuôn khổ rõ ràng để trình bày ý tưởng.

Đối với môn Lịch sử, Khánh Nhi đọc đi đọc lại sách giáo khoa để thật hiểu vấn đề, sau đó ghi ra vở theo sơ đồ "xương cá" để học thuộc nó. Song song đó, nữ sinh dành thời gian xem những bộ phim tài hiệu để có thêm cảm nhận sâu sắc và nhớ lâu những kiến thức đã học.

Môn Địa lý là bộ môn khiến Khánh Nhi cảm thấy áp lực nhất khi học. Để chinh phục môn học này, em luôn học với một tâm thế thoải mái, thường xuyên đọc báo và xem thời sự để cập nhật tin tức mới nhất tránh trường hợp làm sai những câu hỏi có kiến thức thực tiễn mang tính thời đại.

Ước mơ trở thành giáo viên “gieo chữ”

Là một thí sinh tự do, Khánh Nhi thấy khó khăn lớn nhất trong việc tự học. Do không có sự hướng dẫn từ thầy cô, em chỉ có thể đọc lại những kiến thức đã học trong sách vở và tập trung cao độ để nhớ lại chúng.

“Có những lần em chạm đến một vùng kiến thức nào đã bị lãng quên, điều đó khiến em cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.”, Khánh Nhi tâm sự.

Tuy nhiên, trong hành trình này, Khánh Nhi may mắn luôn có thầy cô giáo cũ sẵn sàng giải đáp và giúp đỡ giải quyết những khúc mắc. Mỗi khi nữ sinh có ý định bỏ cuộc, gia đình và bạn bè luôn ở bên động viên, để em có thể hoàn thành kì thi một cách trọn vẹn nhất.

“Việc học tập là rất quan trọng và chỉ thông qua việc học mới có thể thay đổi cuộc sống”, đây là kim chỉ nam, niềm động lực mạnh mẽ giúp Khánh Linh hướng tới ước mơ trở thành giáo viên “gieo chữ”. Em muốn được dạy chữ cho trẻ em trong các bản, làng, bởi nữ sinh Hà Giang tin rằng có hiểu biết sẽ giúp người dân nơi đây đỡ khổ hơn.

Khánh Nhi cho biết, với kết quả tốt nghiệp THPT, em đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nữ sinh dân tộc Tày trở thành thủ khoa tỉnh Hà Giang đạt 28 điểm khối C -0
Khánh Nhi và cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang trong buổi lễ tốt nghiệp (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân, cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên chủ nhiệm của Khánh Nhi cho biết, trong suốt quá trình học cấp 3, em luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong các công việc được giao và giúp đỡ bạn bè trong lớp học tập.

Mặc dù, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bản thân Khánh Nhi rất nỗ lực, cố gắng vươn lên học tập. Tinh thần cầu tiến, sự chăm chỉ và khiêm tốn là những đức tính được thầy cô và bạn bè quý mến nơi em.

“Khánh Nhi có niềm say mê đặc biệt với các môn khối Khoa học Xã hội, tổ hợp môn học mà đa số học sinh đều ngại. Với kết quả đạt được trong kỳ thi, điều đó hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực, cố gắng học tập chăm chỉ của em”, cô Trang cho hay.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.