Nông dân Cà Mau nhận chứng nhận ASC

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác cấp quốc tế với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, mới đây, tổ chức Chứng nhận quốc tế toàn cầu độc lập trong quản lý và giám sát hàng hóa (Control Union) đã trao Chứng nhận đạt chuẩn ASC Group cho gần 600ha tôm sú được nuôi xen canh trên đất trồng lúa tại vùng chuyên canh lúa-tôm của xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Đây không chỉ là diện tích tôm sú được nuôi trên đất lúa đạt chứng nhận ASC Group đầu tiên tại Việt Nam mà còn là đầu tiên của thế giới.

Ông Bằng cũng cho biết, thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Cà Mau rất quyết tâm cùng với doanh nghiệp và các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ để xây dựng dự án tại vùng lúa-tôm xã Trí Lực, để đến nay được công nhận ASC Group cho con tôm sú, đảm bảo tôm sú kết hợp nuôi trong đồng lúa đạt điều kiện khắt khe theo quy định, môi trường sạch, đáp ứng các điều kiện phát triển bền vững. Ở lĩnh vực chứng nhận hữu cơ quốc tế, Control Union là đơn vị thẩm định và chứng nhận hữu cơ được đánh giá cao bởi tính công bằng và khách quan. Vĩ vậy, khi đạt được chứng nhận ASC Group thì sản phẩm tôm sú Cà Mau sẽ đến được hầu hết thị trường khó tính trên thế giới, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm con tôm sú địa phương, cải thiện thu nhập cho người nông dân

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có hơn 300.000 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 280.000 ha nuôi tôm nước lợ. Trong số đó, vùng lúa-tôm của tỉnh khoảng hơn 40.000 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Thới Bình, một phần của huyện Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước và thành phố Cà Mau. Ở những vùng chuyên canh nêu trên, vào mùa hạn, người dân nuôi tôm kết hợp thuỷ sản khác, còn vào mùa mưa nông dân rửa mặn đồng lúa để gieo trồng lúa kết hợp nuôi tôm.

Xã Trí Lực, địa phương được chứng nhận ASC Group có 2.900 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 700 ha lúa-tôm canh tác theo hướng sinh thái và đến nay đã có 378 ao nuôi với 565 ha của 252 hộ dân được công nhận ASC Group. Nhờ thực hành sản xuất sạch và thân thiện với môi trường mà sản phẩm của nông dân địa phương này được bao tiêu toàn bộ đầu ra, với giá cao từ 1.000 – 3.000 đồng/kg so với các vùng lân cận.

Ngành tôm Cà Mau chiếm 80% trong tổng giá trị sản xuất, và chiếm 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh này. Toàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp với 32 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm, được đầu tư công nghệ và các thiết bị hiện đại, công suất đạt hơn 250.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Hầu hết các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: SA-8000, ISO 26000, ISO-9001, BRC, B.A.P... Nhờ đó mà tôm Cà Mau được xuất khẩu qua hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều mặt hàng đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận về ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Naturland...

Trước tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, ngành chức năng Cà Mau đang xây dựng và mở rộng dần mô hình sản xuất lúa-tôm bền vững ở những khu vực đủ điều kiện. Trong đó, quy hoạch vùng lúa-tôm theo hướng sinh thái, hữu cơ chủ tại vùng Bắc Cà Mau. Ngành chức năng tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ xây dựng được hơn 40.000 ha (100%) diện tích lúa-tôm đạt được một trong các chứng nhận quốc tế về hữu cơ, ASC.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.