Thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Xây dựng giải pháp tăng thu ngân sách hiệu quả

Tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, đa số đại biểu đánh giá cao sự quyết liệt, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội năm 2024 của lãnh đạo UBND tỉnh và các huyện, thành phố; kết quả thể hiện ở tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ước đạt 8,74%, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực và 16/63 tỉnh, thành cả nước; thu ngân sách nhà nước đạt 4.248 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ; tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP ước đạt 42,22%.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận, phân tích những tồn tại, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024, cụ thể: cơ cấu lại nền kinh tế và trong nội bộ từng ngành chuyển dịch còn chậm; chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu đề ra; giải ngân vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp; tiến độ triển khai hạ tầng Cụm Công nghiệp chậm, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt thấp; thực hiện một số nhiệm vụ Đề án 06 có khó khăn...

Theo đại biểu Lê Công Bình, trong năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP 13 - 14%, nhưng vốn huy động toàn xã hội theo kế hoạch đầu tư phát triển chỉ tăng 1,8%. Do đó, đại biểu đề nghị, UBND tỉnh cần có những giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, đưa ra giải pháp trọng tâm để tăng thu ngân sách, phấn đấu đạt chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt 6.400 - 6.500 tỷ đồng.

Mặt khác, qua theo dõi, giám sát, một số dự án trọng điểm, khu vực tiềm năng cần hoàn thành sớm công tác quy hoạch (chung, vùng, phân khu, chi tiết) để kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý và kêu gọi đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện nay chưa được bố trí đủ kinh phí lập quy hoạch, không đủ nguồn lực để triển khai các hồ sơ pháp lý liên quan công tác lập quy hoạch. Việc kêu gọi xã hội hóa gặp khá nhiều khó khăn, đến nay vẫn chưa kêu gọi được nguồn kinh phí tài trợ lập quy hoạch theo kế hoạch đề ra. Đại biểu Nguyễn Phan Anh Quốc đề nghị, tỉnh cần báo cáo tình hình phân bổ, bố trí kinh phí cho công tác lập quy hoạch, làm rõ nhu cầu và khả năng bố trí vốn, giải pháp khắc phục trong trường hợp không cân đối, bố trí được.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: T. Mai

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: T. Mai

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Đề xuất phương hướng nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu đề nghị, tỉnh cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư phát triển; công tác chuẩn bị khởi động triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM…

Theo các đại biểu, qua rà soát tình hình thực hiện và giải ngân Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến đến ngày 31.12.2024 mới giải ngân 215.000 triệu đồng/273.000 triệu đồng, số vốn còn lại không kịp giải ngân trong năm 2024 là 58.000 triệu đồng. Ngoài ra, ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia ngay, tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn đạt thấp, đạt 42,5%. Do vậy, tỉnh cần phân tích rõ nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả, bảo đảm tiến độ giải ngân đạt kế hoạch...

Qua theo dõi ý kiến thảo luận của các đại biểu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị, UBND tỉnh, các cấp, các ngành và các địa phương cần tiếp tục bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2026 theo nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chỉ đạo rà soát bổ sung giải pháp để thực hiện hiệu quả cao nhất các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tinh thần quyết liệt và quyết tâm cao nhất, để hoàn thành mục tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đã thông qua.

Ngoài ra, cần chủ động theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình để xây dựng kịch bản, giải pháp điều hành phù hợp, kịp thời thích ứng với khó khăn, thách thức. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung phát triển 5 ngành lĩnh vực trọng tâm: năng lượng; du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và kinh tế đô thị…

Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý, UBND tỉnh cần có trách nhiệm cao trong chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ với phương hướng, giải pháp như HĐND đã thảo luận và thống nhất. Thường trực, các Ban HĐND tỉnh sẽ giám sát, đôn đốc việc thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025.

Chuyển động

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.

Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương giám sát việc triển khai thực hiện phân cấp, ủy quyền thẩm quyền quản lý nhà nước.
Hội đồng nhân dân

Sẽ giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về mua sắm tài sản công

Theo đánh giá, trong năm 2024, công tác tổ chức kỳ họp được Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương thực hiện bảo đảm đúng quy định. Trong đó, các kỳ họp chuyên đề được tổ chức nhằm kịp thời ban hành nghị quyết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, góp phần đồng hành với UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Trên đường phát triển

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại
Chuyển động

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại

Các phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp sôi động, các nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách quản lý bảo vệ rừng về những vấn đề bức thiết… những nội dung sôi động này là minh chứng thiết thực cho tinh thần chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai năm 2024.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu khai mạc kỳ họp
Chuyển động

Tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri quan tâm

Phát biểu khai mạc tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI vừa diễn ra, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, bám sát các nội dung trình kỳ họp để thảo luận những tồn tại, hạn chế làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra; tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, đặc biệt là những ý kiến cử tri bức xúc kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chậm...

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương
Chuyển động

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh tham mưu triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, trong năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung giám sát chuyên đề với những kiến nghị thiết thực.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại huyện Phú Xuyên
Chuyển động

Lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm để tổ chức giải trình, giám sát

Với việc đổi mới mạnh mẽ về công tác chỉ đạo, hoạt động; trong đó, quán triệt chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát của Ban ngày càng đi vào thực chất, được cử tri và các đại biểu HĐND thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

HĐND thành phố đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chuyển động

Quyết liệt, đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ

Qua giám sát, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ tới nay còn nhiều tồn tại, khó khăn với 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Việc này đòi hỏi thành phố cần có các giải pháp, biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Chuyển động

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề

Thực hiện quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, trong năm 2024, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (trong đó, có 4 kỳ họp chuyên đề); quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của Thủ đô. Qua đó, khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.