Những nội dung cơ bản của Luật Nuôi con nuôi

Luật Nuôi con nuôi được QH thông qua ngày 27.6.2010, gồm 5 chương, 52 điều. So với các quy định của pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi, Luật Nuôi con nuôi có những điểm mới cơ bản sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4). Những nguyên tắc có giá trị chi phối toàn bộ quá trình giải quyết và thực hiện việc nuôi con nuôi ở Việt Nam, bao gồm:

a. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc

Gia đình nơi trẻ em sinh ra được coi là môi trường lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ em. Do còn non nớt về thể chất và trí tuệå, nên trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt trong bầu không khí yêu thương, hạnh phúc và cảm thông của những thành viên trong gia đình.

Đây là một nguyên tắc được thừa nhận trong cộng đồng quốc tế. Điều 3, Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em ghi nhận: “Ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc”. Lời nói đầu Công ước của Liên Hiệåp Quốc về quyền trẻ em “tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng”. Lời nói đầu của Công ước Lahay về nuôi con nuôi quốc tế “nhắc lại rằng, mỗi nước cần ưu tiên thực hiện các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình”.

b. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, khônh phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Trong quá trình nuôi con nuôi, lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt giữa người nhận con nuôi là nam hay nữ, độc thân hay đã kết hôn; đồng thời không phân biệt giữa con nuôi là trai hay gái.

c. Chỉ cho làm con người nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế ở trong nước

Đây cũng là nguyên tắc được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế. Lời nói đầu của Công ước Lahay về nuôi con nuôi quốc tế đã: “Công nhận rằng, nuôi con nuôi quốc tế là đem lại mái ấm gia đình cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình”, và “nhắc lại rằng, mỗi nước cần ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em được chăm sóc trong gia đình gốc của mình”.

Nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình không thể thực hiện được thì phải tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có việc nuôi con nuôi. Chỉ sau khi đã xem xét thỏa đáng các giải pháp trong nước mà không tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, và việc đó phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thứ hai, về biện pháp bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước, Luật Nuôi con nuôi (Điều 15) đưa ra quy định về việc tìm gia đình thay thế trong nước, nhằm bảo đảm trẻ em có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước. Việc tìm mái ấm được thực hiện ở ba cấp: xã, tỉnh và Trung ương. Ở cấp xã, việc tìm gia đình thay thế được thực hiện bằng cách niêm yết tại trụ sở UBND trong thời hạn 60 ngày; ở cấp tỉnh, được thực hiện bằng cách thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời gian 60 ngày; ở Trung ương được thực hiện bằng việc đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà không có người trong nước nhận làm con nuôi, thì trẻ mới được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài.

Ngoài ra, Điều 36 của Luật còn quy định, nếu hết thời hạn trên, trẻ em đang được xem xét để giới thiệu cho làm con nuôi người nước ngoài nhưng Sở Tư pháp chưa giới thiệu cho người xin con nuôi cụ thể nào đó, mà có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì vẫn được xem xét, giải quyết. Như vậy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tạo cơ hội đến mức tối đa để tìm được mái ấm gia đình thay thế. Luật còn quy định công dân trong nước có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi mà chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con nuôi, thì có thể đăng ký nhu cầu với Sở Tư pháp nơi thường trú (Điều 16), nếu có trẻ em để giới thiệu thì Sở Tư Pháp giới thiệu người đó đến UBND cấp xã nơi thường trú để xem xét giải quyết. Đây là biện pháp tích cực nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước, bảo đảm trẻ có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, Luật quy định điều kiện của người được nhận làm con nuôi trong nước và nước ngoài là như nhau, đồng thời, nâng độ tuổi của trẻ em được cho làm con nuôi từ 15 tuổi (theo pháp luật hiện hành) đến dưới 16 tuổi (Điều 8). Đặc biệt, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được cho làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, gì, chú, bác ruột.

Thứ tư, Luật quy định rõ người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Ngoài ra, người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền bù đắp một phần chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn giảm…

Ngoài hai khoản lệ phí và chi phí nói trên, Luật khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ này không ảnh hưởng đến việc cho, nhận con nuôi.

Thứ năm, đổi mới cách thức giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Thực tế hiện nay, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi là do các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, đặc biệt tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu để các cơ sở nuôi dưỡng vừa tiếp nhận trẻ em để nuôi dưỡng, vừa tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài và trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi, dễ dẫn đến tiêu cực, thoả thuận ngầm trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Luật (Điều 36) quy định việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Khi tiến hành giới thiệu trẻ em, Sở Tư pháp phải căn cứ vào các tiêu chí được quy định tại Điều 53.

Thứ sáu, về việc cho phép đăng ký đối với nuôi con nuôi thực tế. Tuy rằng các nghị định của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đã quy định việc nuôi con nuôi mà không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực tiễn cho thấy còn tồn tại nhiều việc nuôi con nuôi giữa công dân với nhau chưa được đăng ký. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi , Luật quy định việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 1.1.2011) thì sẽ được đăng ký trong thời hạn 5 năm nếu các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; đến thời điểm Luật có hiệu lực mà quan hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Luật giao Chính phủ quy định về thủ tục đăng ký đối với việc nuôi con nuôi này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của người dân ở các vùng, miền. Đây chỉ là giải pháp quá độ. Kể từ khi Luật mới có hiệu lực, cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi; việc nuôi con nuôi không đăng ký kể từ ngày Luật mới có hiệu lực sẽ không được công nhận giá trị pháp lý.

Thứ bảy, Luật quy định rõ ràng, minh bạch các điều kiện cấp phép hoạt động cho các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức con nuôi nước ngoài đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật sẽ được xem xét để cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Tài liệu Văn phòng Chủ tịch nước

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.