Những đổi thay của Hà Nội qua bản đồ

Từ những bản đồ thời Đồng Khánh, đến các bản đồ thời Pháp thuộc, bản đồ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sự đổi thay của Hà Nội được thể hiện rõ nét cả về tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội...

      60 bản đồ cổ về Hà Nội đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trung tâm lưu trữ Hải ngoại ở Aix-en-Provence (Pháp) đã ra mắt công chúng sáng qua, 13.10. Mỗi bản đồ được lập ở một thời điểm khác nhau gắn với những mốc lịch sử của đất nước và Thủ đô. Kỹ thuật lập bản đồ cũng ngày một tiến bộ. Tất cả đã tái hiện tương đối đầy đủ những thay đổi về diện tích, quy hoạch, kiến trúc, cũng như tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ của Hà Nội trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
      Bản đồ cổ nhất về Hà Nội có lẽ phải kể tới những bản vẽ của nhà Minh vào thế kỷ XV, XVI nhưng chúng đã bị thiêu hủy khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Do đó, hiện tại, những bản đồ theo kiểu cổ trong Đồng Khánh dư địa chí năm 1885 là những tư liệu quý giá về Hà Nội còn lưu giữ được. Các bản đồ của Hoàng đế Đồng Khánh thể hiện địa thế của tỉnh Hà Nội xưa, vị trí thành cổ, sông Tô Lịch, sông Hồng uốn lượn bao quanh thành, với kỹ thuật đo vẽ thô sơ, không có tỷ lệ rõ ràng, chủ yếu nhằm phác thảo những nét tiêu biểu nhất về địa lý tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội của Hà Nội xưa. 
      Năm 1882, thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, mang theo kỹ thuật đo vẽ bản đồ mới. Từ đó, những tấm bản đồ được vẽ theo kỹ thuật hiện đại ra đời, với nhiều ký hiệu hơn, nét vẽ chi tiết hơn. Tuy màu sắc vẫn còn đơn điệu nhưng những bức tranh ấy đã thể hiện được gần như tất cả những biến động chính trị, xã hội của Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu là bản đồ Hà Nội được thể hiện theo hình vẽ của thiếu úy Launay, quân đội viễn chinh Bắc Kỳ, do Sở Địa lý Đông Dương xuất bản 1883, khi thành phố bị người Pháp dùng vũ lực để xâm chiếm gần một năm, họ chú thích rõ bằng màu đỏ sẫm những tòa nhà đã chiếm đóng. Bản đồ lập ngày 20.8.1883, chỉ 5 ngày trước khi ký Hiệp định Harmand thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp tại miền Bắc Việt Nam.
      Đa số bản đồ được vẽ bằng tay, với đường nét mềm mại, uốn lượn của những con sông, đường phố, những vùng đất đã được quy hoạch. Mỗi bản đồ được vẽ theo một tỷ lệ nhất định nhưng vẫn hài hòa như một bức tranh độc đáo, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất Việt của tác giả. Bản đồ Hà Nội do người Pháp vẽ những năm đầu thế kỷ XX, ẩn sau những thông tin về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội là những nét văn hóa truyền thống, với sự phát triển sầm uất của làng nghề Bát Tràng, một đô thị phát triển không kém so với trung tâm phố cổ Hà Nội. Tuy vậy, những tấm bản đồ ấy do người Pháp lập và xuất bản nên chủ yếu dùng chữ Pháp, chỉ tên địa danh bằng tiếng Việt, thậm chí “chẳng mấy khi cái tên Hà-Nội được viết đúng chính tả”.
      Một trong những bản đồ đầu tiên do Việt Nam dân chủ cộng hòa xuất bản vào năm 1955, với kích thước 63cm x 83cm, thể hiện một thành phố với địa phận nằm giữa khu đất dự trữ nông thôn rộng lớn, báo trước hàng nửa thế kỷ hình hài của Hà Nội hiện tại, bởi lẽ toàn bộ phần diện tích được sử dụng ở đây hoặc gần như thế, nay đã được đô thị hóa. Đến năm 1962, thành phố Hà Nội đã có bản đồ du lịch đầu tiên, với bảng chỉ dẫn chi tiết về phố phường, thắng cảnh và một số địa điểm công cộng. Ngoài các bản đồ về thành phố còn có bản đồ của từng khu vực, từng quận như Bản đồ khu Hai Bà, khu Hoàn Kiếm, khu Đống Đa…
      Cùng với tốc độ đô thị hóa, diện tích Hà Nội trên bản đồ đất nước cũng ngày càng mở rộng. Nếu trước kia, cái tên Hà Nội nhằm chỉ thành phố bên trong sông, sau đó, Hà Nội đã phát triển lan ra cả khu vực tỉnh Long Biên, huyện Thọ Xương, huyện Thanh Trì… và mới đây là sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Hòa Bình và một phần tỉnh Vĩnh Phúc… 
      Có thể nói, những tấm bản đồ cổ không chỉ giúp người xem có một góc nhìn về Hà Nội xưa và hình dung rõ nét hơn quá trình đô thị hóa, phát triển của Thủ đô, mà còn là tư liệu quý giúp các nhà quy hoạch quy hoạch thành phố theo hướng đổi mới nhưng vẫn phải giữ gìn những giá trị di sản của văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
      _________
      * Triển lãm Bản đồ cổ Hà Nội và các vùng phụ cận tại Thư viện Quốc gia Việt Nam mở cửa đến ngày 17.10.

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.