Nhiều tồn tại cần khắc phục ở Nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Diện tích rất nhỏ so với quy mô phục vụ, không có khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân, chưa bảo đảm điều kiện bảo quản thuốc… là những thiếu sót tại Nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) chỉ rõ.

Nhiều thiếu sót tại Nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa -0
Nhiều thiếu sót tại Nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Ảnh ITN. 

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc và tuân thủ các GPs tại tỉnh Khánh Hòa, của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế chỉ ra một loạt thiếu sót của Nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (nhà thuốc).

Cụ thể, nhà thuốc có diện tích nhỏ (12m2) dẫn đến khu vực trưng bày, bảo quản thuốc có diện tích rất nhỏ so với quy mô phục vụ của bệnh viện (1.200 giường bệnh). Vị trí nhà thuốc nằm trên đường dẫn vào Khu khám bệnh dịch vụ, không tách biệt với các hoạt động khác, không phù hợp quy định tại Thông tư số 02/2018/TT-BYT.

Nhà thuốc cũng không có khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân (chỉ là ô cửa mở từ trong vị trí nhà thuốc ra bên ngoài). Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn phải đứng tại hành lang đi lại của Khoa khám bệnh dịch vụ dẫn đến không bảo đảm hiệu quả tư vấn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nhà thuốc chưa bảo đảm điều kiện bảo quản theo yêu cầu của thuốc. Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, tủ lạnh của nhà thuốc bảo quản 4 thuốc có yêu cầu nhiệt độ bảo quản ghi trên nhãn là từ 2 – 80C. Trích xuất dữ liệu nhiệt kế tự ghi thể hiện giá trị nhiệt độ tối thiểu -3,20C, tối đa 24,80C (nhiều giá trị nằm ngoài khoảng từ 2 – 80C).

Dữ liệu theo dõi liên tục bằng nhiệt kế tự ghi chỉ truy xuất được dữ liệu từ 26.8.2021 – 25.7.2022, sau 25.7.2022 đến thời điểm kiểm tra, Đoàn Thanh tra không truy xuất được dữ liệu. Do đó, Đoàn Thanh tra chưa có đủ bằng chứng xác định các thuốc này có bảo quản đúng điều kiện hay không. Tuy nhiên, Nhà thuốc đã chủ động đề xuất xin tự hủy các thuốc này để bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Trong việc báo cáo thuốc kiểm soát đặc biệt, nhà thuốc thực hiện chưa đúng mẫu. Theo đó, nhà thuốc báo cáo Sở Y tế Khánh Hòa về xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện 6 tháng và hàng năm. Báo cáo được thực hiện gộp vào báo cáo của Bệnh viện, không đúng theo biểu mẫu quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng đối với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện của nhà thuốc cũng không đúng biểu mẫu theo sổ quy định tại Phụ lục XXI kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2017 về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Ngoài ra, tại thời điểm kiểm tra, nhà thuốc đã cài đặt phần mềm kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc, tuy nhiên chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu vào phần mềm.

Cục Quản lý dược yêu cầu, nhà thuốc cần rà soát, có biện pháp khắc phục những tồn tại trên, lập báo cáo gửi về Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa trước ngày 23.1.2023 để Sở tổng hợp báo cáo Cục Quản lý dược.

Đáng chú ý, Kết luận thanh tra của Cục Quản lý dược chỉ rõ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tự tổ chức nhà thuốc bệnh viện và được Sở Y tế Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, song lại cho thuê mặt bằng, liên doanh, liên kết để đơn vị tư nhân khác mở nhà thuốc tư nhân trong khuôn viên bệnh viện. Điều này không phù hợp với quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Theo đó, đối với bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trừ các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh, Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Kể từ ngày 10.6.2011, khuyến khích các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh đang tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc theo hình thức liên doanh, liên kết chuyển sang hình thức tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.