Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025

Sáng 10.2, tại UBND tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chủ trì buổi họp báo.

Hành trình nghề muối, đời người

Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra từ ngày 6.3 đến ngày 8.3 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá tiềm năng lợi thế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững của địa phương này. Đây cũng là dịp mời gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Bạc Liêu trên tinh thần hợp tác.

muoi-bl-3.jpg
Quang cảnh buổi họp báo

Nghề làm muối ở Việt Nam là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và văn hóa, đặc biệt tại các tỉnh ven biển như Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu. Trong đó, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản lượng muối lớn của cả nước, không chỉ góp phần đáng kể vào thu nhập của diêm dân mà còn tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng biệt cho tỉnh. Đặc biệt, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, muối Bạc Liêu còn được biết đến với chất lượng cao, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Tuy nhiên, muối vẫn là một nghề đã và đang trải qua rất nhiều thăng trầm, những yếu tố như thu nhập thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt và sự hấp dẫn của các ngành nghề khác đã khiến giới trẻ ít mặn mà với nghề này.

muoi-bl.jpg

Vì vậy, Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 sẽ góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống, nâng cao giá trị nghề muối Việt Nam nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Festival lần đầu tiên liên quan đến hạt muối sẽ khơi dậy tình yêu nghề truyền thống của thế hệ trẻ có trình độ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp từ nghề muối; tổ chức sản xuất ngành nghề muối Việt Nam theo hướng hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hạt muối. Đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm tiêu biểu của Bạc Liêu đến với người dân, du khách trong và ngoài nước.

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival

Trong chuỗi sự kiện Festival nghề muối, Ban Tổ chức Festival sẽ có chương trình khảo sát thực tế cánh đồng muối tỉnh Bạc Liêu và tổ chức Lễ khánh thành dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Đông Hải. Trong thời gian diễn ra lễ hội về hạt muối, tại Quảng trường Hùng Vương còn có không gian trưng bày, giới thiệu Muối, gia vị và các sản phẩm OCOP (dự kiến khoảng 100 gian hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm muối, sản phẩm OCOP doanh nghiệp, sản phẩm muối kết hợp du lịch, hợp tác xã sản xuất, chế biến muối và các trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến)

muoi-bl-5.jpg

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức các tour tham quan các điểm du lịch, di tích lịch sử và Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu”, các hoạt động nghệ thuật với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe đờn ca tài tử”

Đặc biệt, trong ngày thứ 2 diễn ra Festival, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu sẽ diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh này và Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 5.4.2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối và Hội thảo chất lượng Muối Bạc Liêu, với quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc. Trước khi bế mạc Festival, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu còn có Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Đơn vị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức một số hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival nghề Muối. Đó là Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, với quy mô dự kiến 100 gian hàng; Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Liên minh HTX Việt Nam với UBND tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2025-2030 về phát triển kinh tế tập thể, HTX; Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến thương mại cho các HTX, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho các HTX; Hội nghị phổ biến quy chế vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ HTX Trung ương cho các HTX, liên hiệp HTX và thành viên…

Từ Festival này, các tỉnh sẽ quảng bá nghề muối và sản phẩm muối đặc trưng của các địa phương, các vùng miền, doanh nghiệp, hợp tác xã, diêm dân nhằm kết nối giao thương, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề muối và nâng cao thu nhập cho diêm dân theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất kinh doanh kết hợp phát triển du lịch phát triển bền vững.

Festival là sự kiện kỳ vọng không chỉ quảng bá sản phẩm muối Bạc Liêu nói riêng, Việt Nam nói chung, mà còn tạo động lực kết nối kinh tế, văn hóa và du lịch. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng, góp phần bảo tồn truyền thống, nâng cao giá trị hạt muối Việt và khẳng định vị thế của nghề muối trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh: Điều đặt ra là sau Fesstival, chúng ta để lại giá trị gì thêm cho nghề muối? Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu đề nghị cả hệ thống chính trị và các sở, ngành liên quan trong tỉnh tập trung đẩy mạnh, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nghề muối của tỉnh, nghiên cứu cơ chế để hỗ trợ diêm dân kịp thời về hạ tầng, vốn vay để diêm dân sống được với nghề muối, điều đó thể hiện trách nhiệm của chúng ta với cộng đồng, với diêm dân. Đây là hành động cụ thể nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống, nâng cao giá trị nghề muối Việt Nam nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, thông qua đó khơi dậy tình yêu nghề truyền thống của thế hệ trẻ có trình độ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp từ nghề muối

Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168

Sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm giảm mạnh, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân nâng cao.

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…