Thành phố Hải Phòng - 70 năm xây dựng và phát triển

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Từ nền tảng đổi mới đến bứt phá thu hút đầu tư

Hành trình 70 năm phát triển của Hải Phòng là minh chứng sinh động cho sự vươn lên mạnh mẽ của một đô thị công nghiệp năng động, sáng tạo. Trong đó, thu hút đầu tư luôn được xác định là một trong những trụ cột then chốt thúc đẩy tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, thành phố đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi liên tục cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; tăng cường, đổi mới quản lý điều hành; huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho phát triển. Kết quả khảo sát năm 2024 cho thấy, hơn 96% doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng quản lý kinh tế của chính quyền địa phương hoặc sở, ban, ngành có cải thiện.

Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy sự tin tưởng ngày càng gia tăng từ cộng đồng doanh nghiệp đối với chính quyền thành phố. Không những thế, Hải Phòng còn đặc biệt quan tâm tới phát triển bền vững, bao trùm và bảo tồn giá trị truyền thống. Những chính sách phát triển gắn kết giữa kinh tế - xã hội - môi trường đang từng bước tạo dựng một thành phố hiện đại nhưng vẫn gìn giữ được cốt cách văn hóa riêng biệt.

hp1-slide-2-16953899773551840238396.jpg
Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI

Cơ cấu kinh tế theo thành phần chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước, tăng kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn). Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 845,54 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,3% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn, thực sự là động lực quan trọng của kinh tế thành phố. Không chỉ số lượng mà chất lượng đầu tư cũng được thành phố chú trọng khi Hải Phòng đã khẳng định vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất Việt Nam thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước (Vingroup, Sungroup, Geleximco…) đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu với nhiều dự án lớn có tổng mức đầu tư hơn 200 nghìn tỷ đồng.

Về thu hút vốn FDI, nhiều năm liền, thành phố liên tục giữ vị trí trong nhóm dẫn đầu toàn quốc. Trong đó, 4 năm liên tiếp (2021-2024), Hải Phòng đứng top 5 toàn quốc về thu hút vốn FDI. Dòng vốn đầu tư tập trung mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến, chế tạo, dịch vụ cảng biển và logistics, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2024, thành phố thu hút 4,94 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 34% so với cùng kỳ, vượt 145% kế hoạch. Các “ông lớn” như LG (Hàn Quốc), Pegatron (Đài Loan), Fujifilm (Nhật Bản)... đã chọn Hải Phòng làm cứ điểm sản xuất, tạo chuỗi giá trị công nghiệp quy mô toàn cầu, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và ngân sách địa phương.

Cùng với đó, Hải Phòng tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng “thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường”, từng bước hình thành hệ sinh thái công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện đại.

Cơ hội đột phá mới về thu hút đầu tư chất lượng cao

Kết quả đạt được trong thu hút đầu tư, doanh nghiệp được tạo nên do thành phố tập trung thực hiện nhiều giải pháp, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển, đột phá hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông, logistics. Thành phố đã mạnh dạn đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao, tạo bước chuyển căn bản cho không chỉ giao thông nội đô mà cả liên vùng.

Cảng biển nước sâu Lạch Huyện - cửa ngõ quan trọng nhất miền Bắc là minh chứng rõ nét. Từ chỗ năm 2027, chỉ tiếp nhận tàu trọng tải khoảng 132.000 DWT, nay cảng đã đủ điều kiện tiếp nhận tàu container trên 300.000 DWT. Với 6 bến cảng đang cùng hoạt động, các bến cảng tiếp theo từ bến số 7 đến bến số 12 của cảng Lạch Huyện đang được thành phố tích cực triển khai hoàn thành thủ tục, thu hút nhà đầu tư. Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện sẽ tiếp tục là bến cảng quan trọng hàng đầu của miền Bắc cũng như của cả nước.

Bên cạnh đó, hàng loạt công trình hạ tầng quan trọng, công trình giao thông kết nối liên vùng như: cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu Quang Thanh; đầu tư, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi… đã đưa Hải Phòng trở thành trung tâm logistics hiện đại, tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong thu hút đầu tư công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như nâng cao đời sống của Nhân dân. Với mục tiêu phát triển đô thị hiện đại, mang tầm vóc thành phố biển năng động nhất miền Bắc, thành phố đã đầu tư xây dựng Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố Hải Phòng tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, dự kiến hoàn thành vào tháng 5.2025. Công trình không chỉ là đầu não quản lý mới của thành phố, mà còn là cú hích mở rộng địa giới hành chính, tái cơ cấu đô thị, tạo động lực thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược.

Không chỉ đầu tư hạ tầng, Hải Phòng còn được Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm theo Nghị quyết số 35/2021/QH15, tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tăng tính chủ động trong điều hành, rút ngắn thời gian thực hiện nhiều thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền. Thành phố đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội. Trong đó, có nội dung về việc thành lập Khu Thương mại tự do tại Hải Phòng, mở ra cơ hội đột phá mới về thu hút đầu tư chất lượng cao.

Cùng với đó, một dấu ấn quan trọng trong định hướng phát triển chiến lược của thành phố là việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với quy mô 20.000ha – khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, theo mô hình kinh tế tuần hoàn, xanh, bền vững. Đây sẽ là động lực tăng trưởng đột phá, khẳng định vị thế Hải Phòng là trung tâm kinh tế biển hàng đầu quốc gia. Cùng với đó, các khu công nghiệp hiện hữu như VSIP, Deep C, Tràng Duệ, Nam Đình Vũ… cũng đang được lấp đầy với tỷ lệ trên 70%, tiếp tục mở rộng quy mô và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược.

Từ những cải cách quyết liệt trong hành chính, đầu tư bài bản về hạ tầng đến chiến lược thu hút FDI chọn lọc, chất lượng, Hải Phòng đang ngày càng khẳng định vai trò đầu tàu tăng trưởng của vùng Duyên hải Bắc Bộ. Sau 70 năm giải phóng, thành phố Cảng đang tự tin vươn ra biển lớn, trở thành trung tâm công nghiệp – logistics hiện đại, điểm đến đầu tư năng động hàng đầu châu Á.

Một số dấu ấn nổi bật thành phố Hải Phòng

(1) 10 năm liên tiếp (2015 - 2024) Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, trở thành địa phương có tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng và ổn định nhất cả nước trong suốt một thập kỷ;

(2) Năm 2024, quy mô GRDP của thành phố Hải Phòng nằm trong top 5 địa phương có quy mô GRDP lớn nhất cả nước, cùng với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai – khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của thành phố đối với sự phát triển kinh tế của cả nước;

(3) Trong 3 năm liên tiếp (2022 - 2024), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vượt mốc 100.000 tỷ đồng, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

(4) Trong 4 năm liên tiếp (2021 - 2024), Hải Phòng luôn nằm trong top 5 thành phố dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó năm 2021 dẫn đầu cả nước với số vốn đầu tư nước ngoài thu hút đạt trên 5 tỷ USD;

(5) Sau 16 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập khu kinh đầu tiên của Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải), cuối năm 2024, thành phố đã được phê duyệt thành lập khu kinh tế thứ hai (Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng) với quy mô 20.000 ha. Đây sẽ là động lực tăng trưởng mới, phát triển theo mô hình xanh - thông minh - toàn diện, nâng tầm Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu quốc gia.

Địa phương

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa
Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), sáng 24.4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh đến thăm, tặng quà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).