Lâm Đồng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Lâm Đồng được biết đến là địa chỉ hấp dẫn về du lịch. Đặc biệt, Đà Lạt được mệnh danh là “Thành phố ngàn hoa”. Trong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng đón nhận 10 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, đỉnh điểm là tại Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 vào dịp cuối năm. Lâm Đồng đã ghi dấu những bước tiến đáng kể trên con đường xây dựng một điểm đến ngày càng chất lượng. Tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cơ chế để thu hút nhà đầu tư, du khách, để đưa du lịch tỉnh thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, xứng tầm là điểm đến đẳng cấp trong lòng du khách.

Tọa đàm - Talkshow

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”
Tọa đàm - Talkshow

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025
Tọa đàm - Talkshow

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025

Tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2025 có gì mới?, đăng ký như thế nào để có cơ hội đỗ cao nhất vào trường?, những thí sinh nào sẽ có lợi thế trong phương án tuyển sinh năm nay?, các thí sinh cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngành học?...  PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã giải đáp các vấn đề trên trong Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương 2025 do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Khâu thu gom và xử lý rất hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường
Tọa đàm - Talkshow

Khâu thu gom và xử lý rất hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường

Tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, ở khu vực nông thôn hiện nay thiếu các phương tiện thu gom và thiếu cơ sở xử lý rác thải, chủ yếu là gom lại một chỗ. Bên cạnh đó, có thực trạng đáng buồn là ở nhiều nơi, địa bàn giáp ranh giữa đơn vị hành chính này với đơn vị hành chính kia lại là nơi đổ rác thải. Các đô thị cũng phải đối mặt với tình trạng rác thải ngày một tăng nhưng khâu thu gom và xử lý rất hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường.

Thêm chính sách phù hợp để doanh nghiệp tái chế rác thải thành sản phẩm
Tọa đàm - Talkshow

Thêm chính sách phù hợp để doanh nghiệp tái chế rác thải thành sản phẩm

Chia sẻ tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề xuất, ngoài việc hỗ trợ về đất đai, Nhà nước cần có thêm chính sách phù hợp hơn để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sẵn sàng tái chế rác thải thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức phân loại rác thải cho người dân, người thu gom và người xử lý.

Cần có cơ chế hấp dẫn đối với doanh nghiệp xử lý rác thải
Tọa đàm - Talkshow

Cần có cơ chế hấp dẫn đối với doanh nghiệp xử lý rác thải

"Để doanh nghiệp và người dân tham gia thì cần có cơ chế hấp dẫn để họ thấy có thể tồn tại và phát triển được doanh nghiệp của mình trên cơ sở xử lý rác thải và thực hiện kinh tế tuần hoàn." Đây là ý kiến chia sẻ của PGS.TS. BÙI THỊ AN, ĐBQH Khóa XIII, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Công nghệ xử lý rác vẫn còn nhiều điểm nghẽn
Tọa đàm - Talkshow

Công nghệ xử lý rác vẫn còn nhiều điểm nghẽn

Chia sẻ tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam cho biết: Công nghệ xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp, tiếp đến là chế biến phân vi sinh và thiêu đốt…, nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Cụ thể, các quy định về trạm trung chuyển, phân loại rác tại nguồn chưa khả thi. Vấn đề phí thu gom rác sinh hoạt hiện nay cũng rất nan giải. Tiếp đến là câu chuyện đầu tư thế nào để các địa phương có thể xây dựng được hạ tầng thu gom và xử lý đồng bộ.

Nhiều địa phương muốn đốt rác thay vì tìm cách xử lý để biến nó thành tài nguyên
Tọa đàm - Talkshow

Nhiều địa phương muốn đốt rác thay vì tìm cách xử lý để biến nó thành tài nguyên

“Việc xử lý rác thải quá phức tạp nên nhiều địa phương muốn đốt, thay vì tìm cách xử lý để biến rác thành tài nguyên. Trong việc sử dụng công nghệ xử lý, tái chế nhằm biến rác thành tài nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có hướng dẫn về mặt kỹ thuật nhưng các địa phương vẫn khá lúng túng trong thực hiện.” - TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ủy viên thường vụ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân vừa tổ chức.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á luật hóa kinh tế tuần hoàn trong Luật
Tọa đàm - Talkshow

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á luật hóa kinh tế tuần hoàn trong Luật

Phát biểu tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á luật hóa kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Vì vậy, Luật có quy định về việc phân loại rác thải tại nguồn, quy định về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất về thu hồi rác trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Luật cũng quy định về phân loại xanh, trái phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như thuế, phí, đất đai để hỗ trợ cho các nhà đầu tư cũng như người dân và doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

Làm thế nào để kinh tế tuần hoàn thành một ngành hấp dẫn đối với xã hội, doanh nghiệp và người dân
Tọa đàm - Talkshow

Làm thế nào để kinh tế tuần hoàn thành một ngành hấp dẫn đối với xã hội, doanh nghiệp và người dân

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, cho rằng, phải làm sao biến câu chuyện kinh tế tuần hoàn thành một ngành hấp dẫn đối với xã hội, với doanh nghiệp, hấp dẫn với người dân… để tất cả cùng tham gia với trách nhiệm cao nhất.

Việt Nam cần có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn
Tọa đàm - Talkshow

Việt Nam cần có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn

“Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.”- GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Tổng Thư ký Hội Kinh tế môi trường Việt Nam - Trưởng Ban khoa học nhấn mạnh tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Quản lý, giảm thiểu chất thải, xử lý nguồn chất thải rắn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại các đô thị
Tọa đàm - Talkshow

Quản lý, giảm thiểu chất thải, xử lý nguồn chất thải rắn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại các đô thị

Kinh tế tuần hoàn hoạt động theo một vòng tròn, chất thải của hoạt động này là nguyên liệu của hoạt động mới, tạo ra một vòng lặp lại mang tính khép kín. Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Hữu Dũng cho biết, hiện nay công tác bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng. Thông qua việc quản lý, giảm thiểu chất thải, xử lý nguồn chất thải rắn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại các đô thị, các điểm dân cư ở nông thôn.

Cần nghiên cứu, đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đặc biệt là tín dụng hộ nghèo
Tọa đàm - Talkshow

Cần nghiên cứu, đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đặc biệt là tín dụng hộ nghèo

Trong suốt 10 năm triển khai, Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư đã trở thành “kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện. Tín dụng chính sách đã phát huy vai trò trong việc giúp bà con xóa đói, giảm nghèo và đóng góp chung vào phát triển kinh tế xã hội. Đã có hơn 21 triệu hộ được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, giúp hơn 3,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều
Tọa đàm - Talkshow

Tín dụng chính sách xã hội góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều

Chia sẻ tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết, năm 2024 là năm thứ 10 tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua, Chỉ thị số 40-CT/TW đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả với những thành quả nổi bật. Qua đó, tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn lực lớn đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Đại Biểu Nhân Dân TV

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.