Nhiều người trẻ ở Trung Quốc chọn cuộc sống “45 độ”

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Viện Phong cách sống Thượng Hải Hakuhodo, 2/3 số người được hỏi cho biết, họ coi trọng cuộc sống riêng tư thoải mái hơn là thành công trong công việc.

Một phong trào mới mang tên tang ping, hay “nằm phẳng” đã nảy sinh trong giới trẻ Trung Quốc từ năm ngoái. Nhiều người trẻ từ chối tham gia vào văn hóa làm việc “996” - nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần.

Văn hóa làm việc “996” quá mệt mỏi đã khiến nhiều thanh niên ở Trung Quốc chọn cách “nằm phẳng” hoặc có thể gọi là cuộc sống “45 độ” để tránh kiệt sức. Đối với một số người, cuộc sống “45 độ” hấp dẫn hơn vì nó xoay quanh việc theo đuổi sự cân bằng giữa cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp.

Trong vài năm qua, nhiều người đã chứng kiến sự thay đổi dần dần nhưng đáng kể trong cách suy nghĩ của giới trẻ Trung Quốc về cuộc sống, thành tích và hạnh phúc. Nhiều người trẻ quan niệm, cuộc sống “45 độ” giúp họ cân bằng giữa làm việc chăm chỉ và để bản thân thư giãn.

Cuộc sống “45 độ” là sự thay đổi lớn hơn trong cách người dân Trung Quốc định nghĩa “một cuộc sống tốt đẹp” và cách chúng ta khao khát hướng tới cuộc sống hạnh phúc của mình. Mọi người đang chuyển từ thói quen làm việc “chết bỏ” hoặc ăn kiêng “khốc liệt” sang coi sức khỏe và cuộc sống cân bằng như một mục tiêu theo đuổi suốt đời.  

Nhiều người trẻ ở Trung Quốc chọn cuộc sống “45 độ” -0
Nhiều người trẻ ở Trung Quốc thích cuộc sống cân bằng (Ảnh: Global times)

Ở Trung Quốc, việc ưu tiên “sống tận hưởng” từng bị coi là cực đoan, nhưng nó ngày càng được hiện thực hóa và thể hiện sự tự do. Những khoảnh khắc sống thư thả, thoải mái dần được coi là một thứ cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta hàng ngày.

Một tín hiệu văn hóa ban đầu về sự thay đổi tư duy này đó là khi xuất hiện thuật ngữ “sức khỏe punk” vào năm 2017, một khái niệm được giới trẻ thành thị ở Trung Quốc áp dụng rộng rãi. Nó biểu thị cho lối sống cân bằng, được thể hiện theo kiểu: Uống bia cho thêm kỷ tử, cà phê ngâm nhân sâm, thức suốt đêm nhưng ăn sữa ong chúa hoặc súp tổ yến.

Nhiều người trẻ Trung Quốc đang tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống và thuật ngữ cuộc sống “45 độ” đề cập đến ranh giới lưng chừng giữa văn hóa làm việc kiệt sức và “không làm gì”. Cuộc sống “45 độ” được cho là mô tả phù hợp hơn về thái độ của thế hệ trẻ ở Trung Quốc.

Kết quả khảo sát của Đại học Fudan đã thu hút sự chú ý khi qua khảo sát trên mạng, nhiều cư dân mạng thừa nhận rằng mặc dù họ không đủ khả năng để kiếm việc lương cao nhưng họ không muốn “chơi không” và cũng không muốn làm việc quá sức. Vì vậy, họ chọn cuộc sống “45 độ”.

Nhiều bạn trẻ Trung Quốc tỏ ra ra ít quan tâm đến việc học các kỹ năng phục vụ công việc mà tập trung nhiều hơn vào mục tiêu cá nhân. Nhiều người coi việc đến phòng tập thể dục hoặc đi du lịch, làm tình nguyện, cắm trại, câu cá và nấu ăn là những hoạt động họ yêu thích. Viện Phong cách sống Thượng Hải Hakuhodo nhận thấy giới trẻ đang ngày càng quan tâm tới việc tự hoàn thiện bản thân và sống thoải mái.

Nhiều tờ báo của Mỹ đưa tin, giới trẻ Trung Quốc đã phải vật lộn với cuộc sống “45 độ”, họ bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc “nằm phẳng”, tránh cạnh tranh, sống một cuộc sống nhàn nhã với việc “gồng lên” phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu là thành công và giàu có.

Li Changan, giáo sư tại Học viện Nghiên cứu Kinh tế Mở Trung Quốc, cho biết: “Sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp mới, hình thức kinh doanh mới và mô hình kinh doanh mới phù hợp với đặc điểm việc làm linh hoạt của giới trẻ đang định hình lại thị trường việc làm của Trung Quốc. Những xu hướng này có thể tạo ra một lượng lớn việc làm mới cho thanh niên.

Thất nghiệp ở thanh niên là một vấn đề toàn cầu. Trên thực tế, đây là một cuộc khủng hoảng đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở một số nước phương Tây cao hơn nhiều so với Trung Quốc”.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.