Nhận biết và điều trị sớm cho trẻ mắc chứng tự kỷ

Nuôi dạy một trẻ mắc chứng tự kỷ có thể là thách thức đối với bậc làm cha mẹ. Nhận biết sớm các dấu hiệu của chứng tự kỷ và có phương pháp nuôi dạy, can thiệp phù hợp sẽ giúp hành trình con phát triển được thuận lợi hơn.

Theo báo cáo của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết các bậc cha mẹ có con tự kỷ đều nhận thấy một số dấu hiệu của bệnh trong năm đầu tiên và 80-90% quan sát thấy sự khác biệt về phát triển khi con họ được 2 tuổi.

Khả năng quan sát và bản năng của cha mẹ rất quan trọng bởi vì việc xác định sớm những khác biệt sẽ mang lại cho trẻ lợi thế trong việc được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nhận biết và điều trị sớm cho trẻ mắc chứng tự kỷ -0

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh:

Từ chối giao tiếp bằng mắt

Trẻ sơ sinh thường giao tiếp bằng mắt với người đối diện từ khi còn rất nhỏ. Đến 2 tháng tuổi, trẻ thường có thể xác định vị trí khuôn mặt và giao tiếp bằng ánh mắt một cách thuần thục. Khi trưởng thành, giao tiếp bằng mắt sẽ trở thành một cách xây dựng các mối quan hệ xã hội và thu thập thông tin về môi trường xung quanh.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) bắt đầu ít giao tiếp bằng mắt hơn vào khoảng 2 tháng tuổi. Sự suy giảm giao tiếp bằng mắt có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng tự kỷ.

Ít hành động, cử chỉ

Trẻ sơ sinh thường học cử chỉ trước khi học nói. Trên thực tế, cử chỉ là một trong những hình thức giao tiếp sớm nhất. Trẻ tự kỷ nói chung có ít cử chỉ hơn nhiều so với trẻ không phát triển tự kỷ. Việc trẻ ít dùng tay chỉ trỏ đôi khi có thể cho thấy khả năng bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Một chỉ báo khác về sự khác biệt trong quá trình phát triển là ánh mắt của trẻ sơ sinh không nhìn theo khi bạn đang chỉ vào một thứ gì đó. Kỹ năng này đôi khi được gọi là “sự chú ý chung”. 

Hạn chế hoặc không có phản ứng khi được gọi tên

Khi được 6 tháng tuổi, phần lớn trẻ sơ sinh đều có nhận thức về tên của bản thân, đặc biệt là khi được mẹ gọi.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ cho thấy sự phát triển khác biệt. Đến 9 tháng tuổi, nhiều trẻ sau này được phát hiện mắc chứng tự kỷ không có nhận thức với tên riêng của mình. Các chuyên gia cho biết điều này thường xuyên xuất hiện chứ không phải là hiện tượng đơn lẻ. 

Giảm khả năng biểu cảm trên khuôn mặt

Biểu cảm trên khuôn mặt là một phương thức không lời để truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc.

Nghiên cứu về biểu hiện cảm xúc ở trẻ tự kỷ còn hạn chế, nhưng trong các nghiên cứu liên quan đến trẻ em trong độ tuổi đi học, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ biểu hiện cảm xúc ít hơn qua nét mặt so với trẻ bình thường.

Điều này không có nghĩa là trẻ tự kỷ có ít cảm xúc hơn, chỉ là những cảm xúc ấy ít thể hiện trên khuôn mặt của trẻ ngay cả khi trẻ cố gắng.

Ngôn ngữ hoặc lời nói bị trì hoãn

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi thường nói và hiểu ít từ hơn so với trẻ không phát triển tự kỷ. Nếu một đứa trẻ 16 tháng tuổi không nói được những từ đơn lẻ hoặc không sử dụng các cụm từ gồm hai từ khi được 2 tuổi, cha mẹ nên tìm gặp các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Phát triển thụt lùi

Khi trẻ nhỏ mất đi các kỹ năng và khả năng đã phát triển trước đó, đây có thể là một dấu hiệu của chứng tự kỷ. Cụ thể, hiện tượng này xảy ra khi chứng tự kỷ thoái lui xuất hiện.

Có tới một phần ba số trẻ tự kỷ bị mất các kỹ năng trong giai đoạn sau sơ sinh đến trước khi học mẫu giáo. Khoảng 94% kỹ năng ngôn ngữ bị mất trong khoảng thời gian này. Nếu con ngừng học nói, giao tiếp bằng mắt, cử chỉ hành động cũng như không thể hiện các hành vi xã hội khác sau khi mới biết đi, phụ huynh nên thảo luận tình huống với bác sĩ nhi khoa.

Khi trẻ lớn hơn

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ phát triển khi trẻ bước qua giai đoạn sơ sinh, biết đi và ở độ tuổi mẫu giáo. Đây là những gì cha mẹ có thể nhận thấy:

- Lặp đi lặp lại một số động tác, chẳng hạn như vỗ tay hoặc xoay tròn

- Quan tâm sâu sắc đến một vài chủ đề đặc biệt

- Xếp quá nhiều đồ chơi

- Khó cảm nhận hoặc hiểu cảm xúc của người khác

- Các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, đau dạ dày

- Tuân thủ các thói quen, hệ thống và lịch trình

- Khó thể hiện cảm xúc một cách tự do

- Nói các từ và cụm từ lặp đi lặp lại

- Thể hiện cảm xúc mạnh mẽ khi những thay đổi bất ngờ xảy ra

Nguyên nhân

Dưới đây là một cái nhìn sơ lược về những nguyên nhân có thể góp phần vào sự phát triển của tự kỷ:

- Di truyền 

- Tiếp xúc với một số môi trường độc hại, chẳng hạn như ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông hoặc thuốc trừ sâu

- Bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như chứng xơ cứng củ hoặc hội chứng gãy nhiễm sắc thể X 

- Một số loại thuốc được dùng trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như thalidomide, axit valproic

- Được sinh ra khi cha mẹ đã lớn tuổi

- Cân nặng khi sinh thấp

- Mất oxy trong khi sinh

- Mẹ mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc một số rối loạn miễn dịch

- Rối loạn miễn dịch, điều kiện trao đổi chất và sự khác biệt về kết nối não

Tự kỷ không phải là lỗi 

Cha mẹ của trẻ tự kỷ thường tự hỏi liệu họ có nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán cho con mình hay không. Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể đang đặt câu hỏi về phán đoán của mình hoặc tự trách bản thân về những khác biệt trong quá trình nuôi dạy, phát triển cùng con. 

Phụ huynh cũng có thể cảm thấy áp lực khi quyết định tham gia điều trị với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về tình trạng của con. Những suy nghĩ và cảm xúc này rất phổ biến, nhưng hãy nhớ rằng, tự kỷ không phải là lỗi của ai cả.

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

- Kết nối với các bậc cha mẹ khác thông qua các nhóm hỗ trợ

- Tìm kiếm một số khóa đào tạo thêm về tự kỷ, có thể giảm bớt căng thẳng

- Tìm hiểu về các kỹ thuật quản lý căng thẳng như thiền, thư giãn cơ bắp và viết lách

- Gặp gỡ bác sĩ hoặc cố vấn để xử lý cảm xúc và trang bị cho bạn các kỹ năng đối mặt với vấn đề

Cha mẹ cùng trẻ điều trị chứng tự kỷ như thế nào?

Một số phương pháp có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng bổ sung để giúp trẻ hoạt động hàng ngày. Bởi vì các đặc điểm của chứng tự kỷ rất đa dạng, nên tiếp cận đa phương thức thường là phương pháp hiệu quả nhất.

Tùy thuộc vào các triệu chứng của trẻ, có thể kết hợp giữa nhiều liệu pháp điều chỉnh hành vi, dùng thuốc, vật lý trị liệu, dinh dưỡng…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể đồng hành với con bằng cách lập trình cụ thể thời gian biểu, những thói quen hàng ngày. Kiên nhẫn mỗi khi trao đổi với con, nếu lời nói đôi khi không hiệu quả, phụ huynh có thể thử các hình thức giao tiếp qua hình ảnh.

Trẻ tự kỷ đôi khi cũng sẽ trở nên quá nhạy cảm và bị kích thích quá mức nên hãy để ý tới những điều kiện môi trường gì sẽ làm con cảm thấy khó chịu. Ví dụ như âm thanh quá lớn, hay nơi công cộng quá đông người, không gian hẹp… Từ đó thấu hiểu được con để điều chỉnh không gian sống cho phù hợp với trẻ.

Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ, nhiều người trong cộng đồng tự kỷ tin rằng những khác biệt về mặt thần kinh này không cần phải chữa khỏi. Những người tự kỷ chỉ đang dùng một cách khác để giao tiếp và tương tác với thế giới.

(Nguồn: https://www.healthline.com)

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.