Nhà trường cùng doanh nghiệp triển khai phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ

Phòng Lab được sử dụng để tổ chức thực tập thực tế cho sinh viên tại chỗ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân sự cho các doanh nghiệp.

Ngày 3.4, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng đã diễn ra lễ khánh thành Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới do Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group) hợp tác đầu tư.

Nhà trường cùng doanh nghiệp triển khai phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ -0
Chính thức vận hành phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ tại VKU

Đây là một hoạt động quan trọng trong kế hoạch hợp tác giữa VKU và Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của VKU trên nền tảng các giải pháp và sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại 4.0 về IoT, AI, GIS Cloud của doanh nghiệp vào giảng dạy và đào tạo thực hành thông qua các dự án chuyển đổi số thực tế.

PGS.TS Huỳnh Công Pháp - Hiệu trưởng VKU cho biết, đây là một mô hình hợp tác điển hình giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, triển khai thực tập thực tế tại chỗ cho sinh viên. Đồng thời, triển khai các đề án, dự án chuyển đổi số thực tế nhằm góp phần xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số.

Chia sẻ tại sự kiện, Tiến sĩ Bùi Hữu Phú – Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long nói, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng) là một trong những trường đại học lớn nhất cả nước với nguồn sinh viên đầu vào là các sinh viên giỏi chất lượng. Thông qua việc đầu tư triển khai phòng Lab thực nghiệm và triển khai công nghệ mới này, Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long hy vọng rằng sẽ đồng hành cùng nhà trường đào tạo ra các thế hệ sinh viên tài năng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội.

“Kể từ khi bắt đầu chuỗi dự án đầu tư các phòng công nghệ cao cho ngành giáo dục, trọng tâm là khu vực miền Trung và sau đó là trên toàn quốc, đây là căn phòng thứ 3 trị giá hàng tỷ đồng mà Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long đã tặng cho các trường đại học. 2 phòng đã đưa vào vận hành tại Trường Đại học Nha Trang (NTU) và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng (UTE).

Đặc biệt, phòng Lab thực nghiệm và triển khai công nghệ mới tọa lạc tại VKU lần này, tôi cảm thấy những cơ hội mới đang ngày càng mở rộng cho thế hệ sinh viên khi có sự khai thác vận hành từ chuỗi các đơn vị là Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long, VKU, Trung tâm Phát triển phần mềm – Đại học Đà Nẵng (SDC), Công ty TNHH Techzen”, Tiến sĩ Bùi Hữu Phú cho biết.

Nhà trường cùng doanh nghiệp triển khai phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ -0
Tiến sĩ Bùi Hữu Phú – Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (thứ hai từ phải sang) chia sẻ về công nghệ

Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới do Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long đầu tư và triển khai tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn hướng đến triển khai các nhiệm vụ chính như:

Tổ chức đào tạo và thực hành các kiến thức từ căn bản đến nâng cao dựa trên các khóa chuyên đề chuyên sâu và thực tiễn về chuyển đổi số cho sinh viên học tập và cập nhật kiến thức thực tiễn theo nhu cầu xã hội.

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ công chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng góp phần thực hiện thành công đề án chuyển đổi số và xây dựng thành phố/đô thị thông minh của tỉnh, của địa phương.

Tăng cường hợp tác giữa VKU và Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long triển khai thực hiện các đề án, dự án chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh/đô thị thông minh cho Đà Nẵng và các tỉnh/thành khác.

Thông qua hợp tác đầu tư Phòng Lab thực hiện và nghiên cứu công nghệ cao, VKU sẽ phối hợp với Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long, Trung tâm Phát triển phần mềm (SDC) - Đại học Đà Nẵng, Công ty TNHH Techzen sẽ đưa vào vận hành, khai thác sử dụng với nhiều nội dung như tổ chức thực tập thực tế cho sinh viên tại chỗ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân sự cho NLT Group và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trong tương lai.

Giáo dục

THE CRESCENDO -843 – Quán quân VMoot 2023
Giáo dục

Ba năm liền giải quán quân phiên tòa giả định cấp quốc gia

Trong 4 năm liên tiếp tham gia Cuộc thi Phiên toà giả định cấp quốc gia (Vmoot), các đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã liên tiếp giành được chuỗi thành tích ấn tượng: 3 năm liên tiếp (2021, 2022, 2023) giành giải Quán quân. Các năm trước đó, 2 đội thi của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đạt thành tích đáng nể. Các em sinh viên đã thể hiện được sự sắc bén trong tư duy phản biện, nguồn kiến thức vững chắc. Sự đồng hành của Khoa Pháp luật Kinh tế đã tạo ra những ấn tượng tốt đẹp về sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Hình ảnh về cuộc thi E-Golden năm 2024 “Tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024”
Giáo dục

Sân chơi bổ ích, giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết

Đã trở thành truyền thống, hàng năm chương trình E - Golden do Liên Chi đoàn Khoa Pháp luật Kinh tế tổ chức trở thành sân chơi bổ ích đối với sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế nói riêng và sinh viên các cơ sở đào tạo luật nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những thí sinh bước ra từ cuộc thi sẽ giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết để mang theo kiến thức, kinh nghiệm trong việc đưa pháp luật đến gần hơn với cuộc sống.

TS Đồng Ngọc Ba
Giáo dục

Kiến tạo, thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo

Cùng với chia sẻ những kỷ niệm khó quên, gửi gắm tin yêu, tự hào về nơi ươm mầm nhiều tài năng, hun đúc, tạo động lực và khát vọng cho một thế hệ khởi nghiệp, các thế hệ cựu giảng viên, sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế kỳ vọng Khoa và các thế hệ sinh viên tiếp tục phát huy bề dày lịch sử, kiến tạo, thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; đóng góp to lớn trong phát triển của khoa học pháp lý trong nền kinh tế hội nhập…

Nơi khởi nguồn của những ước mơ, truyền cảm hứng mãnh liệt
Giáo dục

Nơi khởi nguồn của những ước mơ, truyền cảm hứng mãnh liệt

Với các giảng viên, sinh viên hay cựu sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa chính là nơi tình yêu bắt đầu, khởi nguồn của những ước mơ, nơi gắn bó và là niềm tự hào; biểu tượng của ngọn lửa nhiệt huyết đã trở thành “ngọn đuốc soi đường”, nơi được truyền cảm hứng mãnh liệt để theo đuổi những công việc gian truân đầy lý tưởng và đam mê; luôn tự hào là nơi bắt đầu của rất nhiều tên tuổi lớn trong nghề luật và trong nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước.

Các thế hệ giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế
Giáo dục

Địa chỉ đào tạo tin cậy, niềm tự hào của các thế hệ

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, hành trình 45 năm phát triển của Khoa Pháp luật Kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của Trường Đại học Luật Hà Nội. Tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Khoa đã và đang tiếp tục nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vì một Khoa Pháp luật Kinh tế không ngừng đổi mới và phát triển, một địa chỉ đào tạo được xã hội tin cậy, luôn là niềm tự hào, yêu mến của các thế hệ sinh viên, giảng viên đã từng học tập, công tác.

Trang bị kỹ năng phòng, chống ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Trang bị kỹ năng phòng, chống ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống cho học sinh, sinh viên

Trung tá Phan Đăng Trung, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý cho biết, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến phức tạp. Do đó, việc trang bị những thông tin, kiến thức, kỹ năng để các bạn trẻ có thể chủ động phòng ngừa ma túy, tránh tình trạng bị lôi kéo sử dụng các loại ma tuý “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử có chứa ma tuý… là rất cần thiết.

Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), khẳng định sự quyết tâm, kiên định thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ
Giáo dục

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mục tiêu đến năm 2025 có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng
Giáo dục

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng

Liên thông trong giáo dục - đào tạo là cần thiết trong một xã hội khuyến khích học tập suốt đời và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng cần xác định những lĩnh vực, ngành, bậc học không được liên thông để vừa tạo cơ hội học tập cho mọi người, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo.

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
Giáo dục

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bộ GD-ĐT đã gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính Phủ, đề nghị nghiên cứu và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến Xã hội hóa (XHH) giáo dục, cụ thể là Nghị định 69/2008/NĐ-CP về khuyến khích XHH, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Cần bổ sung thêm các chính sách ưu đãi rõ ràng về thuế, tín dụng và đất đai để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.