Nguyện vọng trúng tuyển sớm nên sắp xếp ở vị trí nào?

Theo các chuyên gia, trường hợp thực sự yêu thích ngành đã trúng tuyển có điều kiện, thí sinh có thể đặt kết quả này lên nguyện vọng 1. Tuy nhiên, nếu chưa hài lòng, các em nên đặt những nguyện vọng yêu thích hơn lên trên.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thí sinh Minh Anh (Hà Nội) cho biết đã đăng ký xét tuyển vào một ngành bằng hình thức xét học bạ và đã trúng tuyển có điều kiện. Tuy nhiên, em vẫn có những ngành yêu thích hơn, mong muốn trúng tuyển hơn.

“Em phân vân rằng nếu đưa ngành mình thích hơn lên nguyện vọng 1 và đẩy ngành đã trúng tuyển sớm xuống nguyện vọng thấp thì cơ hội trúng tuyển của em có bị ảnh hưởng hay không. Một số bạn nói rằng nếu không đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm lên đầu tiên, trường hợp trường đại học đã đủ chỉ tiêu thì em sẽ bị đánh trượt”, Minh Anh bày tỏ lo lắng.

Băn khoăn của Minh Anh cũng là thắc mắc chung của nhiều thí sinh đã trúng tuyển có điều kiện theo các phương thức xét tuyển sớm.

Gần hạn đăng ký xét tuyển, nhiều thí sinh vẫn chưa chọn được nguyện vọng -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Trần Hiệp)

Thông tin về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh đã tham gia xét tuyển sớm và trúng tuyển có điều kiện ở một số trường đại học cần đăng ký nguyện vọng một cách chính thức trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT. Nếu không đăng ký, các em sẽ lỡ cơ hội vì chúng ta chưa trúng tuyển chính thức.

PGS Thuỷ cho biết, có nhiều trường hợp thí sinh nghe trên truyền thông và bị nhầm lẫn rằng khi đã trúng tuyển vào một nguyện vọng xét tuyển sớm của một trường nào đó, các em bắt buộc phải đặt nguyện vọng 1.

“Tôi xin đính chính lại: không có trường nào được yêu cầu các em phải đặt nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thành nguyện vọng 1. Nguyện vọng nào các em thực sự yêu thích, mong muốn được trúng tuyển nhất dù là bằng phương thức nào, hãy đặt lên đầu tiên”, PGS Thuỷ nhấn mạnh.

Bà lưu ý, việc xét tuyển sớm giúp tăng cơ hội cho thí sinh, để các em yên tâm là mình đã trúng tuyển vào trường, ngành đó. Tuy nhiên, các em vẫn còn một cơ hội nữa để có thể trúng tuyển vào ngành mình yêu thích hơn, đó mới là những nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1, nguyện vọng 2).

Trường hợp thực sự yêu thích ngành đã trúng tuyển có điều kiện, khi đó thí sinh có thể đặt kết quả này lên nguyện vọng 1, chắc chắn các em sẽ đỗ vào nguyện vọng này. PGS Thuỷ cho hay, các trường luôn truyền thông, khuyến cáo rằng nếu thí sinh muốn chắc chắn đỗ thì đặt nguyện vọng 1. Đây chỉ là lời khuyến khích các em, không mang tính chất bắt buộc. 

PGS Thuỷ nhấn mạnh thêm, trường hợp thí sinh chưa đủ năng lực để đỗ được vào nguyện vọng đầu tiên, phải chuyển sang nguyện vọng thứ 2, 3, thậm chí các nguyện vọng ở vị trí thấp hơn, các em cũng không phải chịu thiệt thòi so với những thí sinh khác.

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - chuyên gia giáo dục tại Hà Nội cho rằng những nguyện vọng thí sinh đã trúng tuyển có điều kiện được xem là nhóm nguyện vọng an toàn nhất, các em có thể xếp ở nhóm dưới cùng. Tuy nhiên, thầy Ngọc lưu ý, phía trên nhóm nguyện vọng trúng tuyển có điều kiện này phải là những nguyện vọng tốt hơn.

“Tôi lưu ý rằng năm trước đã có những trường hợp trúng tuyển sớm vào một trường khá tốt và xếp nguyện vọng này ở phía dưới, nhưng phía trên lại xếp một số nguyện vọng điểm chuẩn thấp hơn rất nhiều. Cuối cùng, Hệ thống của Bộ GD-ĐT đương nhiên vẫn nhặt nguyện vọng phía trên để xác định trúng tuyển. Như vậy một nguyện vọng em đã chắc chắn đỗ rồi, trúng tuyển sớm rồi mà lại bỏ lỡ thì cũng rất đáng tiếc. Các em cần chú ý điều này khi sắp xếp thứ tự nguyện vọng”, thầy Ngọc đưa ra lưu ý.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa thì nêu quan điểm, thí sinh đã trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nếu thực sự yêu thích ngành đó, trường đó thì hãy đặt lên nguyện vọng 1.

Nếu không, thí sinh hoàn toàn có thể đặt nguyện vọng này xuống phía dưới và đặt những lựa chọn yêu thích hơn lên trên. “Tuy nhiên, các em phải nhớ lựa chọn tích các nguyện vọng đã trúng tuyển có điều kiện vào danh sách đăng ký nguyện vọng của mình và sắp xếp theo thứ tự từ yêu thích nhất xuống dần”, PGS Khánh cho hay.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, từ ngày 10.7 đến 17h ngày 30.7 là thời gian thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

Từ ngày 31.7 đến 17h ngày 6.8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.

Từ ngày 12.8 đến 17h ngày 20.8, các cơ sở đào tạo tải dữ liệu, thông tin xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập cấp THPT trên Hệ thống; điểm các kỳ thi (nếu có) và tổ chức xét tuyển. Bộ GD-ĐT xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.

Từ 17h ngày 22.8, các trường đại học thông báo điểm chuẩn, danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.