Nguyễn Gia Thiều và tao đàn tứ trai

Tay gươm của Nguyễn Gia Thiều có sắc đến mấy cũng không sắc bằng ngòi bút và hậu thế nhớ đến ông chủ yếu là ở tác phẩm Cung oán ngâm khúc, đỉnh cao của một giai đoạn văn học với những khúc ngâm xuất hiện.

Nguyễn Gia Thiều và tao đàn tứ trai ảnh 1
Minh họa của K.Long

Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong gia đình võ quan, quê Liễu Ngạn, Thuận Thành, Bắc Ninh. Cụ nội là Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa phục vụ trong đội cấm binh phủ chúa. Ông nội là Siêu quận công Nguyễn Gia Châu từng nhiều năm trấn thủ Cao Bằng và Nghệ An, được chúa Trịnh ban cho tước lộc “chúa lưu đồn”. Cha là Đạt Vũ hầu Nguyễn Gia Ngô, lấy quận chúa Quỳnh Liên (Trịnh Thị Ngọc Tuân), con thứ sáu chúa Trịnh Cương. Các chú cũng đều là tướng võ. Bản thân Nguyễn Gia Thiều cũng là tướng võ, nhiều lần đem quân đánh dẹp các nơi, được phong tổng binh Ôn Như hầu. Nguyễn Gia Thiều có mười một em trai đều làm tướng và nhiều người cũng được phong tước hầu. Sự nghiệp võ tướng của Nguyễn Gia Thiều đáng kể nhất là công cuộc dẹp loạn vùng Tây Bắc, thu được mười châu biên viễn về lại với quốc thổ rồi được lưu lại cai quản nơi đó.

Từ tướng võ trở thành tác gia văn học viết bằng chữ Nôm tiêu biểu không thể không kể đến môi trường sáng tác ngay từ gia đình, trong đó có Tao đàn Tứ Trai do ông sáng lập gồm bốn người em ruột và ông là người đứng đầu.

Ông nội Siêu quận công trấn thủ Nghệ An có chủ trương hòa ước với tướng Đàng Trong, do hai người vốn cùng dòng họ chi trên chi dưới thời cùng Hưng quốc công Nguyễn Kim dấy nghĩa trung hưng nhà Lê. Có kẻ sàm tấu khiến chúa Trịnh có lúc phải ngờ vực có lòng khác. Siêu quận công có bài thơ giãi bày nỗi lòng viết bằng chữ Nôm còn lưu lại đến nay: Du thưởng Linh Sơn tự/ Vâng lệnh hai lần trấn Nghệ An/ Nhàn du tập phúc cảnh Linh San/ Tư bề ngất thắm non nương tục/ Một vũng trong xanh nước rửa oan/ Gió cuốn hương nghê lồng bảo tọa/ Trăng soi gương thỏ giãi thiền quan/ Từ bi cảnh ấy thênh thênh rộng/ Bút hứng nhường bao mặc thế gian.

Người cha Đạt Vũ hầu làm quan đến chức trấn thủ Thái Nguyên nhưng lại đặc biệt ham thích thơ ca quốc âm và có tư tưởng lánh đời khi lấy hiệu là Di Lạc (vui vẻ di dưỡng tinh thần, cũng là tên vị Phật). Đạt Vũ hầu làm hàng nghìn bài thơ quốc âm thường thiên về thế sự có ý khuyên răn vì ông từng giữ chức Nhật giảng dạy thế tử Trịnh Sâm.

Hẳn Đạt Vũ hầu có ảnh hưởng lớn đến không khí sáng tác thơ ca của con cái, nhất là người con trưởng Nguyễn Gia Thiều. Chuyện gia đình kể thời nhỏ Nguyễn Gia Thiều cùng mẹ ra thăm vườn cây sau bão, thấy cây bị trốc rễ đổ ngổn ngang bà mẹ thốt lên “Ôi tang thương quá” vậy mà chú bé Nguyễn Gia Thiều đã xuất thành thơ: Mẹ ơi trông kìa/ Lởm chởm vài hàng tỏi/ Lơ thơ mấy bụi khương/ Vẻ chi tèo teo cảnh/ Thế mà cũng tang thương.

 Nguyễn Gia Thiều có đến mười một em trai, hai mươi em gái, trong đó có bốn em trai cũng say thơ ca. Họ lập Tao đàn Tứ Trai, Nguyễn Gia Thiều là Thi nguyên. Thi đàn gia đình này theo gương Tao Đàn hội thời vua Lê Thánh Tông. Tứ Trai gồm: Kỳ Trai Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai Nguyễn Gia Diễm, Mục Trai Nguyễn Gia Xuyến, Thanh Trai Nguyễn Gia Tuyên. Do Nguyễn Gia Thiều tự lấy tên hiệu là Tâm Thi Viện Tử nên Tứ Trai tôn là Thi Nguyên và lấy tên hiệu lần lượt là Thi Đề, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược.

Lại có lần quận chúa Quỳnh Liên sai tiểu đồng tên là Cam đi hái hoa hải đường, chú bé này ham chơi quên lời sai bảo, phải quay lại hỏi nên bị mắng. Chú bé Nguyễn Gia Thiều cũng xuất thơ ghi lời mẹ dặn cho chú tiểu đồng: Cam tốc ra thăm gốc hải đường/ Hái hoa về để kết làm tràng/ Những cành mới nánh đừng vin nặng/ Mấy đóa còn xanh chớ bứt quàng/ Với lại tây hiên tìm liễn xạ/ Rồi sang đông viện lấy bình hương/ Mà về cho chóng đừng thơ thẩn/ Kẻo lại rằng chưa dặn kỹ càng.

Tao đàn Tứ Trai thường cùng Nguyễn Gia Thiều ngâm vịnh và làm chung tập thơ mang tên Tứ Trai thi tập. Tập thơ chịu ảnh hưởng rõ rệt tư tưởng lánh đời hướng thiền của người cha Đạt Vũ hầu do đó nặng về triết lý, suy ngẫm vũ trụ theo Kinh Dịch và Tam giáo. Về bố cục, tập thơ chia thành nhiều “môn”, mỗi “môn” lại chia thành nhiều “cú”. Tập thơ này hiện không còn đầy đủ nhưng gia phả họ Nguyễn Gia ở Liễu Ngạn có chép lại một số câu.

 - Vi diệu môn - Đạo cú:

Trú dạ mênh mang thuyền hạo kiếp

Cổ kim man mác võng huyền cơ

 - Vi diệu môn - Kinh cú:

Minh triều ấy lúc cười thiên địa

Thịnh thế là phen nói thánh hiền

 - Cảm khai môn - Lý cú:

Tay tích nhân đà đem cố sự

Miệng linh khí vốn ngậm huyền cơ

 - Nan xứng môn - Tình cú:

Dấu mèo sơn tái luồn Ngô, Sở

Tiếng chó lâm thôn cắn Việt, Hồ

 Phần thơ của Thi nguyên Nguyễn Gia Thiều có chép hai câu tuyệt hay trong bài Thu cảnh ngẫu tác:

Trướng gió lá thêu hầu muốn rụng

Vách sương nhạn vẽ cũng mong kêu

Nguyễn Gia Thiều còn kết bạn rượu với Vũ Tất Nhậm, tạo sĩ Trịnh Tông, tạo sĩ Nguyễn Vụ, gọi là “Tứ linh tửu hữu”. Có lần say quá mức làm cả nhà tưởng tắt thở nhưng khi Nguyễn Gia Diễm ra đề “Ngâm thơ lúc say” thì Nguyễn Gia Thiều dù đang say cũng vẫn đọc ra được câu thơ: Say ấy ví dầu say thượng cổ/ Thi chi có một Lý tiên sinh.

Đọc thơ xong cũng tỉnh rượu luôn. Mọi người mừng rỡ nói: “Thật là ông thơ tự trong gan ruột”.

Tao đàn Tứ Trai hoạt động sôi nổi cũng chính là thời kỳ Nguyễn Gia Thiều chắp bút viết tác phẩm Cung oán ngâm khúc. Sau đó một phần thành viên qua đời hoặc đi tu, một phần thời cuộc biến cải với việc vua Lê Chiêu Thống tòng vong chống quân Tây Sơn khiến vị tướng trung thành Nguyễn Gia Thiều phải ẩn thân bất hợp tác đến lúc qua đời nên thơ ca cũng không dồi dào như trước.

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)