"Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng lên sân khấu nhạc kịch

Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng, vở nhạc kịch “Bỉ vỏ” do Đoàn Ca múa Hải Phòng thể hiện sẽ công diễn vào tối 29.6, tại Nhà hát Lớn Hải Phòng.

Vở nhạc kịch “Bỉ vỏ” được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng, khắc họa một cách tài tình cuộc sống của người dân sống ở tầng lớp dưới đáy xã hội. Tác phẩm lồng ghép những khía cạnh của cuộc sống khốn khổ, và sự thật đen tối về xã hội thực dân phong kiến những năm 1930.

Tác phẩm cũng bày tỏ sự tự tôn và khát khao cuộc sống lương thiện của người Việt Nam trước thử thách và cám dỗ; đồng thời gửi gắm thông điệp về tình yêu thương, trách nhiệm gia đình, về sự hy sinh và chung thủy của phụ nữ.

Tác phẩm lồng ghép những khía cạnh của cuộc sống khốn khổ, và sự thật đen tối về xã hội thực dân phong kiến những năm 1930. Nguồn: sggp.org.vn
Tác phẩm lồng ghép những khía cạnh của cuộc sống khốn khổ, và sự thật đen tối về xã hội thực dân phong kiến những năm 1930. Nguồn: sggp.org.vn

Dưới bàn tay dàn dựng của biên đạo múa Nguyễn Thị Tuyết Minh kiêm tổng đạo diễn, “Bỉ vỏ” mang đến nỗi ám ảnh về phận người trong xã hội cũ nhưng cũng mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, hướng đến những giá trị tốt đẹp, tích cực trong xã hội.

Tác giả kịch bản dùng nhiều đối thoại lồng ghép âm nhạc để thể hiện tính cách và quan hệ của các nhân vật, mở ra bức tranh xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, một xã hội xuống cấp, mục nát, suy đồi đạo đức.

Trên nền hiện thực ảm đạm từ thôn quê còn cổ hủ, lạc hậu tới thành thị bát nháo, trộm cắp hoành hành đó vẫn ánh lên thanh âm thiết tha, sẻ chia đối với quần chúng lao động nghèo khổ, thấm đượm tình yêu thương trong sáng, nồng nàn, sôi nổi, mãnh liệt...

Đạo diễn Tuyết Minh chia sẻ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lại nguyên tác của nhà văn Nguyên Hồng. Chị không muốn nhạc kịch “Bỉ vỏ” “chỉ là minh họa lại tác phẩm văn học mà muốn kết nối với tư tưởng của quá khứ và hiện tại”.

Vở diễn có tổng thời lượng 75 phút, được thực hiện dưới chỉ đạo nghệ thuật NSND Khánh Hòa, Trưởng Đoàn Ca múa Hải Phòng; biên đạo múa: ThS. Tuyết Minh - NSƯT Văn Dũng; dàn dựng hợp xướng: NSND Hà Thủy - Chinh Ba - Hoàng Ngọc; giám đốc âm nhạc Lưu Quang Minh cùng sự tham gia biểu diễn của tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Ca múa Hải Phòng và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Vở diễn được truyền hình trực tiếp trong chương trình Sân khấu truyền hình - Đài truyền hình Hải Phòng.

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.