Nguồn cung hàng nông sản dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng hiện nay là đơn giản, tiết kiệm.

chuoi-cung-ung-nong-san.jpg
Nguồn cung hàng nông sản dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết

Tại Hà Nội, những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn bắt đầu sôi động, tấp nập hơn. Mỗi ngày có tới hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được chuyển về Thủ đô để cung cấp cho thị trường. Theo các tiểu thương, nếu không có bất thường lớn về thời tiết thì nguồn cung nông sản, thực phẩm cho người dân Hà Nội vào dịp Tết sẽ khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều hoặc tăng nhẹ.

Giá một số trái cây tại siêu thị Hà Nội tăng nhẹ, cụ thể: cam sành Hàm Yên có giá 29.900 đồng/kg, tăng 4.000-6.000 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 1.2025, bưởi Diễn ở mức 15.900 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; mận An Phước 69.900 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg.

Tính đến ngày 20.1, giá lợn hơi trên cả nước dao động trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi ghi nhận mức giảm nhẹ vào ngày 21.1.2025, tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình giảm 1.000 đồng/kg, đưa giá thu mua về mức 68.000 đồng/kg. Yên Bái, Nam Định 67.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và Bắc Giang.

Tại miền Trung và Tây Nguyên, giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đưa giá thu mua về mức 67.000 đồng/kg. Các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định dao động ở mức 66.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi duy trì trong khoảng 61.800 – 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp ghi nhận mức giá cao nhất 69.000 đồng/kg, Đồng Nai 67.300 đồng/kg. Mức giá thấp nhất tại Tiền Giang 61.800 đồng/kg.

Đối với tình hình thị trường, cung - cầu và kiểm soát hàng hóa trong dịp Tết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 1.2025, giá cả hàng hóa trong nước tương đối ổn định, giá gạo biến động tăng (gạo 25% và 5% tấm tăng 1.000 đồng/kg), giá lúa giảm nhẹ (giảm 997 đồng/kg).

Giá rau củ tại Lâm Đồng giảm nhẹ, tại Hà Nội không biến động nhiều hoặc tăng nhẹ do không có bất thường lớn về thời tiết, nguồn cung dồi dào. Giá các mặt hàng trái cây ghi nhận tăng ở một số địa phương phục vụ dịp lễ ông Công, ông Táo.

Giá gà ổn định ở mức tăng nhẹ (gà công nghiệp tăng 250 đồng/kg, gà lông màu tăng 1.333 đồng/kg). Giá lợn hơi biến động giảm nhẹ (khu vực miền Bắc dao động từ 67.000-69.000 đồng/kg giảm khoảng 1.000 đồng/kg; khu vực miền Trung và Tây Nguyên dao động từ 66.000-67.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg; tại miền Nam duy trì từ 61.800-69.000 đồng/kg).

Giá tôm thẻ chân trắng, tôm sú tháng 1.2025 ghi nhận sự biến động về giá cả với xu hướng tăng nhẹ ở một số tỉnh (giá tôm sú tại Cà Mau biến động tăng tùy loại từ 8.000-13.000 đồng/kg, tại Phú Yên ổn định so với tháng trước, giá tôm thẻ ổn định ở mức 270.000 đồng/kg đối với cỡ 30-40 con/kg).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Trà Vinh, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Các đơn vị chuyên môn của Bộ đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Các địa phương đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 512 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và vật tư nông nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 67 cơ sở, chiếm 13% với tổng số tiền 514,32 triệu đồng (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2024).

Trong tháng 1.2025, Bộ tiếp tục duy trì các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương tổ chức lấy mẫu nông lâm thủy sản để giám sát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Kết quả đã lấy 1.021 mẫu giám sát và phát hiện 6 mẫu vi phạm, chiếm 0,58% (tăng 0,17% so với cùng kỳ tháng 1.2024). Các trường hợp vi phạm đã được xử lý theo đúng quy định.

Đời sống

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"
Đời sống

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"

Với tấm bằng kỹ sư, tương lai của Sỹ đang rộng mở. Thế nhưng vụ tai nạn nghiệt ngã đã cướp đi đôi tay của anh. Cú sốc lớn tưởng chừng sẽ hạ gục chàng trai trẻ, nhưng bằng nghị lực phi thường, anh đã trở thành tấm gương sáng vượt nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống.

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới
Xã hội

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung trí tuệ, trách nhiệm cho công tác tham gia xây dựng - triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn là nội dung trọng tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn. Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2024 là việc Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, mở ra cơ hội để tổ chức Công đoàn đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo.
Đời sống

Gia Lai tập trung nguồn lực giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh Gia Lai là 595.496 triệu đồng đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024

Tết Nguyên Đán cận kề, niềm vui và hạnh phúc đang rộn ràng khắp làng quê với những vụ mùa thắng lớn nhờ NPK Cà Mau, những giải thưởng giá trị từ mùa vàng thắng lớn 2024. Trong livestream số 14 của chương trình tổ chức mới đây, thần tài đã ghé thăm mang đến may mắn và hy vọng về một năm mới bừng sáng, khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia
Xã hội

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, bệnh nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái. Đây là một phần của Chương trình "Không để ai bị bỏ lại phía sau - Xuân Ất Tỵ" - hoạt động nhân văn, đầy ý nghĩa mà BHXH Việt Nam phát động hằng năm nhằm chăm lo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025
Xã hội

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025

Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện Tràng Định vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Bình Nghi (Bộ đội Biên phòng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) tổ chức Chương trình Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025.

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Đời sống

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái” và truyền thống “lá lành đùm lá rách”, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) phối hợp cùng UBND phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình chăm lo Tết và mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động ý nghĩa này mang đến những món quà thiết thực, góp phần sẻ chia khó khăn với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ đón một mùa Tết trọn vẹn niềm vui, hạnh phúc.

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo
Xã hội

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo

Ngoài hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương ở miền Trung như: thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đều dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo. Một không khí Xuân phấn khởi, no ấm đang tràn về trên khắp nẻo đường Tổ quốc.

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa
Xã hội

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa

Cách đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết của quân, dân huyện đảo Trường Sa cũng không kém phần vui tươi, ấm cúng. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa vẫn hưởng trọn vẹn niềm vui đón xuân. Nhiều hoạt động vui xuân đã được tổ chức ngay trên đảo, làm cho không khí chào đón năm mới thêm đầm ấm, phấn khởi.