Nghiêm túc, chủ động trong thực hiện Đề án 1371

Nhằm góp phần xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa và biên giới; Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Hà Giang đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371).

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Theo Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, những năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL. Bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã đưa đến những bước đột phá về xây dựng hành vi, ý thức "văn hóa" trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh.

Bộ CHQS tỉnh Hà Giang tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự cho học sinh. Ảnh: Bộ CHQS tỉnh Hà Giang
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự cho học sinh Ảnh: Bộ CHQS tỉnh Hà Giang

Theo đó, Hội đồng PBGDPL Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện "Ngày Pháp luật trong quân đội" bằng nhiều nội dung, hình thức sáng tạo, phù hợp đặc thù đơn vị. Nội dung PBGDPL tập trung vào Hiến pháp, các bộ luật, pháp luật về quân sự, quốc phòng, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam và các quy định liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình, cách làm như "Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân", các hình thức sân khấu hóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức học tập các chuyên đề pháp luật kết hợp với thông báo thời sự chính trị; lồng ghép trong chương trình truyền thanh nội bộ, các buổi sinh hoạt đơn vị, đọc báo hàng ngày với quân số tham gia đạt trên 98,8%; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong tuyên truyền PBGDPL.

Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Giang xây dựng được tủ sách pháp luật phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, triển khai nhiều mô hình tuyên truyền hiệu quả, như "Ngày Pháp luật" hàng tháng, "Mỗi ngày một câu hỏi pháp luật"... Nhờ đó, lượng thông tin pháp luật đến với cán bộ, chiến sĩ ngày càng phong phú, đa dạng; nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các quy định của đơn vị được nâng lên; ý thức chấp hành pháp luật của bộ đội có chuyển biến tích cực.

Đơn cử như tại Trung đoàn 877, với phương châm tuyên truyền theo hướng "dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện", Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng nội dung tuyên truyền toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; dành nhiều thời lượng cho những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ. Tổ giáo viên pháp luật của đơn vị đã xây dựng nội dung bài giảng, câu hỏi, đáp án ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ sát với thực tiễn đời sống sinh hoạt để cán bộ, chiến sĩ dễ tiếp thu.

Nhân rộng cách làm hay, sáng tạo

Không chỉ nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ; với mỗi đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh còn phối hợp với địa phương triển khai thực hiện tốt Đề án 1371; tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Đề án 1371 Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo, lựa chọn Ban CHQS 2 huyện Quản Bạ và Vị Xuyên làm điểm trong tổ chức thực hiện Đề án; từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng cách làm hay, sáng tạo. 

Phát huy những kinh nghiệm, hiệu quả từ các đơn vị làm điểm; năm 2023, trong quá trình triển khai kế hoạch tổ chức hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận tại xã Phú Nam, huyện Bắc Mê; Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Trung đoàn 877 vận dụng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo như giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng các tờ rơi về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Dự bị động viên... để PBGDPL tới người dân địa phương. 

Ban Chỉ đạo Đề án 1371 cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh phối hợp với cơ quan tư pháp, văn hóa, thông tin và truyền thông địa phương củng cố, luân chuyển, hỗ trợ, bổ sung sách pháp luật cho "Tủ sách pháp luật" tại các phòng đọc, thư viện bố trí tại các xã, phường, thị trấn; xây dựng hệ thống pano, áp phích, khẩu hiệu để tuyên truyền trực quan. Bên cạnh đó, duy trì nền nếp, có chiều sâu nhiều mô hình, phong trào và sáng kiến đã và đang triển khai thực hiện ở cơ sở như "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới", "Lực lượng vũ trang tỉnh chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", "Dân vận khéo" xây dựng "Đơn vị dân vận tốt".

Theo thống kê của Bộ CHQS tỉnh, năm 2023, đã tổ chức được 150 buổi tuyên truyền tập trung cho cán bộ, chiến sĩ, thu hút trên 25.000 lượt người nghe; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội được 1.200 tin, bài, ảnh; tổ chức tuyên truyền được 50 lượt cho 6.500 lượt người dân tại huyện Bắc Mê, Quang Bình, Quản Bạ. Mặt khác, biên soạn 10 luật với 36.000 tờ rơi cấp cho một số địa phương làm tài liệu tuyên truyền; mua sắm mới 15 loa kéo, 18 máy chiếu, 55 khẩu hiệu, 40 pano phục vụ tốt công tác tuyên truyền trực quan… 

Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, kiềm chế tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.