Nghệ An: Công tác dân số cần thực hiện “nhiệm vụ kép”

Là địa phương được xem là điển hình về công tác dân số, song Nghệ An vẫn là tỉnh có mức sinh cao. Trong bối cảnh đó, công tác dân số cần phải thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa giảm sinh, vừa nâng cao chất lượng dân số.

Nghệ An: Công tác dân số cần thực hiện “nhiệm vụ kép” -0
Tham quan gian hàng tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số và Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2023, Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển Nghệ An phối hợp Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Quỳ Hợp đã tổ chức Lễ phát động vào ngày 6.12.

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Theo Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Nghệ An Nguyễn Bá Tân, thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể, công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, tốc độ gia tăng dân số nhanh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên; mô hình gia đình ít con trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội; nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số ở Nghệ An vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức khi tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 4 cả nước) và có mức sinh cao (đứng trong tốp 6 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao và có nguy cơ gia tăng. Mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số đang ở mức báo động. Chất lượng dân số chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Đặc biệt, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, vị thành niên, thanh niên; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em còn gặp nhiều khó khăn; trẻ em sinh ra suy dinh dưỡng, thấp còi, mắc các dị, tật bẩm sinh còn nhiều vấn đề cần quan tâm...

Cần thực hiện "nhiệm vụ kép"

Ghi nhận và đánh giá cao công tác dân số của tỉnh Nghệ An khi địa phương được xem là điển hình về công tác dân số của cả nước, Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế Hoàng Thị Thơm nêu rõ, Nghệ An là tỉnh luôn đi đầu trong công tác tham mưu kịp thời, chủ động tranh thủ thời cơ, biết chọn vấn đề cần ưu tiên để quyết liệt chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân số và phát triển để góp phần ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Dân số, khi cả nước đã đạt mức sinh thay thế thì Nghệ An vẫn là tỉnh có mức sinh cao. Trong bối cảnh đó, công tác dân số Nghệ cần phải thực hiện "nhiệm vụ kép": vừa phải nỗ lực giảm sinh, vừa nỗ lực nâng cao chất lượng dân số.

Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về dân số và triển khai nhiệm vụ công tác dân số Nghệ An trong thời gian tới, cần khẩn trương xây dựng và bảo vệ kế hoạch về hoạt động và ngân sách địa phương đầu tư cho công tác dân số năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đặc biệt, các chương trình, kế hoạch, Đề án về dân số đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ về dân số của địa phương hàng năm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, vượt khó của địa phương, tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, hoạt động truyền thông về công tác dân số.

Đồng thời, quan tâm, động viên, khích lệ toàn thể đội ngũ cán bộ làm công tác dân số khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, vượt khó, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3
Địa phương

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3

Công ty Cổ phần đầu tư HSH vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Công an Huyện Lục Ngạn nhiều tấn hàng hóa là nhu yếu phẩm và đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt được với mong muốn được chia sẻ, động viên và giúp đỡ các cán bộ công an của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. 

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng
Địa phương

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng

Công ty cổ phần Hương Giang trúng khoảng 42 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 690 tỷ đồng. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có kết quả tiết kiệm ở mức thấp, thậm chí có gói thầu tiết kiệm 0 đồng cho ngân sách.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.