Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Ngăn sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng - giải pháp phải thống nhất, xuyên suốt và đồng bộ

Xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng từ một số cổ đông, nhóm cổ đông lớn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 15.1. Giải trình về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, đây là vấn đề hết sức quan trọng, nếu một biện pháp thì không đủ mà tất cả các biện pháp phải thống nhất, xuyên suốt và đồng bộ.

ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng):
Chỉ "siết" tỷ lệ sở hữu cổ phần có ngăn được sở hữu chéo? 

Đây là dự luật khó và có nhiều nội dung phức tạp, chuyên ngành sâu, có tác động ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng cũng như đối với nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, quá trình tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật rất công phu, mất nhiều thời gian mà Quốc hội cũng đã phải điều chỉnh sang kỳ họp này.

Ngăn sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng - giải pháp phải thống nhất, xuyên suốt và đồng bộ -0
ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, Điều 63 dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng theo hướng giảm so với luật hiện hành nhằm hướng đến việc loại bỏ tình trạng sở hữu chéo, sử dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng từ một số cổ đông, nhóm cổ đông lớn. Tôi cho rằng, vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sở hữu này không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo, điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ. Việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng nội khi những người chủ ngân hàng nắm giữ 15 đến 20% vốn ngân hàng không thể lũng đoạn các hoạt động cho vay của chính tổ chức đó.

Trên thực tế, những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy, tỷ lệ sở hữu thực sự của những chủ thể này cao hơn rất nhiều so với quy định thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên đó. Việc sửa đổi pháp luật để phù hợp thực tiễn rất cần thiết, tuy nhiên khống chế tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng không đủ ngăn tái diễn vụ việc tương tự như ngân hàng SCB, bởi sở hữu chéo hay thao túng ngân hàng bản chất rất phức tạp, nếu nhìn trên giấy tờ nhiều cổ đông sở hữu thấp hơn tỷ lệ cho phép nhưng vẫn nắm quyền chi phối.

Do đó, bên cạnh việc siết tỷ lệ sở hữu, cần xem xét quy định thật chặt chẽ về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng liên quan cổ đông, có hệ thống giám sát chéo, thiết lập một khung pháp lý cụ thể trong lĩnh vực tài chính để làm rõ cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu thực và trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm minh với những trường hợp cố ý làm trái.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh):
Tạo nền tảng quan trọng xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của dự thảo Luật, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính vi mô có xu hướng giảm dần tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng từng giai đoạn để hạn chế thấp nhất những biến động đối với kinh tế - xã hội. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm tỷ lệ, giới hạn cấp tín dụng đối với các khách hàng tại các ngân hàng thương mại do Ban soạn thảo đề xuất. Tuy nhiên, khi giảm tỷ lệ này cần phải dự liệu và giải quyết các khó khăn có thể gặp phải. Ví dụ, môi trường tín dụng của Việt Nam sẽ kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia trong khu vực như Indonesia có tỷ lệ 20% và một số quốc gia khác.

Ngăn sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng - giải pháp phải thống nhất, xuyên suốt và đồng bộ
ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Dự thảo Luật hiện mở rộng phạm vi cho người có liên quan. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm người có liên quan sẽ nhiều hơn. Quy định này sẽ hạn chế các rủi ro khi cấp tín dụng cho các nhóm đối tượng mang tính hệ sinh thái, nhưng cũng sẽ làm khó cho các tổ chức tín dụng khi thực hiện các hoạt động tín dụng. Ngoài ra, việc quy định giảm tỷ lệ cấp tín dụng theo lộ trình này là rất tiến bộ. Ban soạn thảo có thể cân nhắc thêm phương án phân loại các tổ chức tín dụng theo tổng số vốn tự có, với mỗi nhóm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng sẽ khác nhau. Quy mô vốn của các tổ chức tín dụng hiện nay liên tục gia tăng và có sự phân hóa giữa các ngân hàng thương mại. Do đó, không nên cào bằng, áp dụng tỷ lệ chung cho tất cả các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ 10% hay 15% trên quy mô vốn với một số ngân hàng là rất lớn, dẫn đến rủi ro về thanh toán cho các khoản tín dụng và giảm cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Liên quan đến quy định về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tôi hoàn toàn thống nhất với chủ trương luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu được quy định tại Nghị quyết số 42 của Quốc hội và tháo gỡ một số vướng mắc khi áp dụng Nghị quyết này. Bởi lẽ, khi các quy định này được ban hành thì việc xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đã có nhiều tiến bộ, tiến triển tích cực, đảm bảo được phần nào quyền lợi của các bên, thúc đẩy sự chủ động thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, các quy định về xử lý nợ xấu đã giảm thiểu được tình trạng cố tình chây ỳ, không hợp tác của khách hàng. Tôi cho rằng, nợ xấu của các ngân hàng không phải là vấn đề thời điểm, mà là thường trực và gần như gắn liền với quá trình hoạt động của ngân hàng. Việc luật hóa các quy định về nợ xấu, về quyền thu giữ tài sản, về quyền ưu tiên thanh toán... sẽ là nền tảng quan trọng để xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, tạo nên một thị trường mua, bán nợ đúng nghĩa.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh:
Có lộ trình thực hiện để bảo đảm sự ổn định hoạt động của tổ chức tín dụng

Nhiều đại biểu quan tâm về các quy định có liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng và chi phối của các tổ chức tín dụng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nếu một biện pháp thì cũng không đủ mà tất cả các biện pháp trong đây, theo quan điểm của chúng tôi là phải thống nhất, phải xuyên suốt và phải tiến hành đồng bộ. Ví dụ như quy định về mở rộng đối tượng người có liên quan, nếu chỉ quy định như thế này thì có xử lý được hết tình trạng sở hữu chéo, chi phối hay là thao túng tổ chức tín dụng hay không? Như trường hợp của SCB thời gian qua, mặc dù bây giờ sở hữu của cá nhân chỉ 5%, của một tổ chức thì cũng như thế, nhưng người ta lại nhờ người này, mượn danh người kia đứng tên thì việc này chỉ có quy định trong luật cũng không đủ mà còn trong cả công tác tổ chức triển khai thực hiện, giám sát như đại biểu đã phát biểu.

Phối hợp chặt chẽ, thống nhất nhiều nội dung lớn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Bây giờ chúng ta có các đề án về công nghệ thông tin để có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động này thì việc mở rộng một phần cũng là cần thiết. Xin phép các đại biểu Quốc hội cho phép mở rộng các đối tượng người có liên quan đến cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô dì, chú bác, đến cả các cháu, tức là 5 thế hệ là một biện pháp cần thiết để có thể kiểm soát được tình trạng này.

Đại biểu cũng có quan tâm đến trường hợp của Quỹ tín dụng nhân dân, chúng tôi đã tiếp thu, trong dự thảo Luật đã "khu trú" lại, không mở rộng như các tổ chức tín dụng khác. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân đã thu hẹp hơn đối tượng, phạm vi người có liên quan. Cũng liên quan đến thao túng sở hữu chéo thì trong dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến, đã giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan. Đối với cổ đông là tổ chức thì quy định hiện hành là 15%, bây giờ quy định giảm xuống 10%. Còn cổ đông, tổ chức và người có liên quan ở mức 20% hiện hành cũng quy định giảm xuống còn 15%. Đối với việc giới hạn cấp tín dụng, trong dự thảo Luật cũng đã có phân biệt giữa Ngân hàng Hợp tác xã đối với Ngân hàng Thương mại, đối với Quỹ Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô ở mức khác với so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở giới hạn cấp tín dụng cao hơn.

Đại biểu cũng đưa ra lộ trình 5 năm, trong dự thảo Luật đã có lộ trình này để bảo đảm sự ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng và mức ở đây tương ứng mỗi năm ở các trường hợp đối với một khách hàng giảm 1% và ở mức một khách hàng và người có liên quan giảm 2%/năm. Đến năm 2029 từ mức 15% sẽ xuống 10% và tương ứng ở mức 25% sẽ xuống mức 15%.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.