Ngậm tăm, người đàn ông 59 tuổi bị thủng ruột

Ngày 19.1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu bệnh viện vừa phẫu thuật lấy thành công chiếc tăm tre nhọn thủng thành ruột non của một bệnh nhân.

Trước đó, vào ngày 4.1, nệnh nhân nam tên L. Q. M., 59 tuổi ngụ tại Cần Thơ, đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng sốt cao, đau vùng bụng bên phải kèm theo ho nhiều. Bệnh nhân được thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực - bụng ghi nhận dị vật cản quang dạng đường đâm xuyên tĩnh mạch chủ dưới và cơ thắt lưng chậu dài khoảng 5cm, khối choáng chỗ dạng dịch vùng cơ thắt lưng chậu, nghĩ áp xe cơ thắt lưng chậu và huyết khối trong tĩnh mạch chủ dưới; viêm phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên, biến chứng nhiễm trùng toàn thân nặng

Ngậm tăm bị đâm thủng ruột -0
Bệnh nhân được chẩn trị kịp thời và đã ổn định sức khỏe

Trong khi thăm khám, được biết bệnh nhân có thói quen ngậm tăm sau khi ăn và thỉnh thoảng trong khi đi ngủ, tình trạng đau bụng đã kéo dài từ khoảng 20 ngày nay, ăn uống kém. Sau khi được hồi sức nội khoa tích cực, nâng đỡ  thể trạng, các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực – mạch máu đã tiến hành phẫu thuật,  bộc lộ toàn bộ tĩnh mạch chủ dưới từ dưới tĩnh mạch thận và khối áp-xe cơ thắt lưng chậu phải, xẻ ổ áp xe lấy mủ và dị vật là chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 6.5cm. Phần còn lại trong lòng tĩnh mạch chủ dưới, kiểm soát đầu xa và đầu gần tĩnh mạch chủ dưới, bệnh nhân được xẻ tĩnh mạch chủ dưới lấy ra đoạn huyết khối dài khoảng 4 cm.

Theo Ths.Bác sĩ Liêu Vĩnh Đạt – Phó khoa ngoại Lồng ngực mạch máu: Dị vật tiêu hóa là vấn đề lâm sàng thường gặp trong thực hành hàng ngày, có thể xảy ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi thường nuốt các dị vật tiêu hóa. Nghiện rượu, rối loạn tâm thần, người quá lớn tuổi, sử dụng răng giả là những đối tượng nguy cơ cao. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng dị vật ống tiêu hóa cũng khác biệt nhau tùy vị trí dị vật vướng lại. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, trong trường hợp có triệu chứng thì dấu hiệu đau bụng là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên và thay đổi tính chất cơn đau tùy theo diễn tiến của dị vật.

Dị vật tiêu hóa thường gặp là xương cá, que tăm. Vị trí dị vật có thể nằm mọi nơi trên ống tiêu hóa nhưng thường gặp nhất là ruột non.

Ngậm tăm bị đâm thủng ruột -0
Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngậm tăm sau khi ăn 

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dị vật có thể đâm thủng đường tiêu hoá gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng thực quản gây viêm trung thất, viêm phúc mạc do thủng ruột bệnh nhân rơi vào tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc; thủng các tạng lân cận như động mạch chủ là biến chứng rất khó điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những dị vật đường tiêu hóa, bao gồm những vật có kích thước nhỏ và tròn, có thể di chuyển trong ống tiêu hóa và được đào thải ra ngoài trong vòng 1 tuần. Thủng ống tiêu hóa do dị vật thường có tỷ lệ chưa đến 1% bệnh nhân vào viện vì dị vật đường tiêu hóa và thường do các nguyên nhân như răng giả, xương cá, xương gà hoặc tăm tre, trong đó thủng ống tiêu hóa do nuốt tăm tre xuyên tỉnh mạch chủ dưới và cơ thắt lưng chậu là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, có rất ít nghiên cứu báo cáo về tình trạng này.

Do tính chất phổ biến của việc sử dụng tăm tre và rất nguy hiểm khi tăm rơi vào đường thở hay đường ăn uống nên các bác sĩ chuyên khoa có  khuyến cáo về dùng tăm như sau: Sau khi ăn uống, nếu có dùng tăm xỉa răng nên tập trung chú ý khi thực hiện các động tác, tránh lơ đãng, không tập trung để xảy ra sơ suất để tăm bị hút rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa, sau khi sử dụng xong thì vứt bỏ luôn, không nên ngậm trong miệng để nói chuyện hoặc làm việc khác.

Ngậm tăm bị đâm thủng ruột -0
Hình ảnh dị vật trong ổ bụng

Thói quen ngậm tăm sau khi ăn và cả trong khi ngủ là một thói quen thường gặp ở người lớn tuổi, đây là một thói quen không tốt vì có nguy cơ tăm đi vào ống tiêu hóa làm xuyên thủng ống tiêu hóa gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng bụng (viêm phúc mạc).

Khi phát hiện nuốt hoặc hóc dị vật cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.