Góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi):

Nên có chính sách hỗ trợ đối với chủ nhà trọ cho người lao động

Những dãy nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần giải quyết chỗ ở cho hàng triệu lao động, song hiện các chủ nhà trọ này vẫn chưa nhận được bất cứ chính sách hỗ trợ nào của Nhà nước.

Khu trọ dân sinh giải quyết chỗ ở cho hàng triệu lao động

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), hiện trên địa bàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất với khoảng 285.000 công nhân, lao động, chưa bao gồm rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các cụm công nghiệp hoặc độc lập. Một số doanh nghiệp có quy mô rất lớn nằm ngoài khu công nghiệp như Công ty Giày Pou Yuen tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân hiện có khoảng 50.000 công nhân (lúc cao điểm có hơn 80.000 công nhân). Trong số này, khoảng 80% công nhân, người lao động nhập cư, phần lớn thuê phòng trọ tại các khu nhà trọ.

Thống kê trên toàn thành phố hiện có khoảng 60.470 khu nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư kinh doanh với khoảng 560.000 phòng trọ cho thuê, giải quyết được chỗ ở cho khoảng 1,4 triệu công nhân, lao động (chưa bao gồm các hộ gia đình dành một vài phòng cho thuê).

Khảo sát của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minhcho thấy, với chi phí thuê phòng trọ khoảng trên dưới 1,5 triệu đồng/tháng, số tiền thuê nhà đã chiếm tới 25 - 30% thu nhập của người lao động. Khoảng 60% người lao động chỉ có nhu cầu thuê ở trong thời gian 10 - 15 năm làm việc tại thành phố, có tích lũy chút vốn rồi sau đó trở về quê. Các chủ nhà trọ hiện phải chịu mức thuế khoán 7%/doanh thu cho thuê và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở do Luật Nhà ở chưa quy định.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, TP. Hồ Chí Minh thường chiếm 25-30% so với cả nước, nên từ số lượng khoảng 560.000 phòng trọ giải quyết cho khoảng 1,4 triệu người thuê ở thì có thể nội suy cả nước có khoảng 1.866.000 - 2.240.000 phòng trọ, giải quyết cho khoảng 4,2-5,6 triệu người thuê ở.

Rõ ràng, các chủ nhà trọ là lực lượng chủ lực đã đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng chỗ ở thuê cho hàng triệu công nhân, lao động, sinh viên học sinh và người nhập cư. Do đó, rất cần thiết có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các chủ khu nhà trọ để nâng cao chất lượng và các dịch vụ, tiện ích phục vụ người thuê ở.

Nên có chính sách hỗ trợ đối với chủ nhà trọ cho người lao động -0
Ảnh minh họa/ITN

Điều chỉnh mức thuế khoán xuống còn 5%

Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014 và dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa quy định chính sách “hỗ trợ cải thiện nhà ở”, về tín dụng, về thuế đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các khu nhà trọ cho công nhân, lao động thuê ở.

Theo Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội và Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh dành gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất vay tín dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ. Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Chính phủ quy định hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động tối đa 03 tháng, nhưng các chính sách này cũng chưa áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân là chủ các khu nhà trọ.

Trong văn bản góp ý Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa gửi lên các cơ quan của Quốc hội, Bộ Xây dựng, HoREA đề xuất cần thiết phải bổ sung đối tượng là “hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng các khu nhà trọ cho công nhân, lao động thuê ở” được Nhà nước “hỗ trợ cải thiện nhà ở” tùy theo nguồn lực ngân sách và điều kiện cụ thể của địa phương vào Điều 108, Điều 109 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ “hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”. 

Một điểm đáng chú ý nữa là hiện thu thuế kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân chủ nhà trọ là 7%/doanh thu. Điều này đã dẫn đến tình trạng giấu doanh thu, khai thấp doanh thu để “né thuế”. HoREA đề xuất, rất cần thiết có cơ chế hỗ trợ chủ nhà trọ chỉ phải chịu mức thuế khoán 5%/doanh thu cho thuê thì hợp tình, hợp lý hơn, đồng thời khuyến khích chủ nhà trọ chuyển đổi thành doanh nghiệp. 

Mặt khác, quy định pháp luật hiện hành chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng các khu nhà trọ cho công nhân, lao động thuê ở, nhưng chưa cho phép doanh nghiệp bất động sản thực hiện các dự án khu nhà trọ cho công nhân, lao động thuê ở.

“Nếu cho phép doanh nghiệp được tham gia thì bảo đảm chất lượng xây dựng khu nhà trọ và các tiện ích, dịch vụ phục vụ công nhân, người lao động tốt hơn, tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh buộccác hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu các khu nhà trọ phải bảo đảm chất lượng công trình và tăng các tiện ích, dịch vụ phục vụ người thuê tốt hơn. Điều này cũngphù hợp với định hướng khuyến khích việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể lên thành doanh nghiệp”, HoREA nêu rõ.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.