Nâng tầm vóc, giảm gánh nặng bệnh tật

Tại Hội nghị "Hưởng ứng Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ và phát động Sáng kiến Dinh dưỡng đủ đầy" do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức yêu cầu, các ban, ngành, đơn vị, tổ chức trên toàn quốc quan tâm, đầu tư có hiệu quả các nguồn lực để triển khai hành động dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt hướng tới trẻ em khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em luôn là một ưu tiên trong các chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong nhiều năm qua từ 29,3% năm 2010 xuống còn 19,6% năm 2020 ở thể thấp còi.

Trao kinh phí hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc Chứt đang học tại Trường Mầm non Hương Liên, điểm Bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: ITN
Trao kinh phí hỗ trợ bảo đảm bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc Chứt đang học tại Trường Mầm non Hương Liên, điểm Bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: ITN

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với "gánh nặng kép" về dinh dưỡng trẻ em, đó là tình trạng duy trì tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm trẻ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở mức cao (khu vực Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc lần lượt là 29,8% và 27,1%); gia tăng thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc khu vực đô thị và nông thôn, thiếu hụt vi chất ở trẻ em trên nhiều địa bàn.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược dinh dưỡng quốc gia (2021 - 2030) và kế hoạch hành động dinh dưỡng quốc gia (2021 - 2025); trong đó các mục tiêu tập trung vào việc thực hiện các giải pháp chính sách, kỹ thuật, huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế để triển khai các hành động dinh dưỡng thiết yếu, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam; trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các Chiến lược của giai đoạn trước và dựa trên cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế liên quan tới mục tiêu phát triển bền vững - SDG số 2 về việc chấm dứt mọi hình thức suy dinh dưỡng vào năm 2030.

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng chỉ ra thực tế, hiện tại cứ 10 trẻ ở Việt Nam có gần 5 trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ 2 trẻ được bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hàng năm, ở Việt Nam có 30.000 trẻ sinh non, nhẹ cân không được bú mẹ trực tiếp. Trong khi đó, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ góp phần giảm phát thải khí thải carbon và mang lại tác động tích cực cho môi trường. Mỗi kilogram sữa công thức tạo ra khoảng 11 - 14kg khí thải nhà kính và sử dụng hơn 5.000 lít nước trong suốt vòng đời sản phẩm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, một thực hành tưởng là tự nhiên, nhưng hiện nay lại không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh quảng cáo tràn lan, sai sự thật và thiếu căn cứ khoa học của các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Điều đó đòi hỏi, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Đến từ huyện miền núi tại tỉnh Điên Biên, em A Phủ (14 tuổi) cho biết, tại quê hương em, vẫn còn những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng do mẹ sinh con khi còn nhỏ tuổi, sức khỏe không tốt, thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ. Vì vậy, em mong muốn sẽ có thêm những hoạt động truyền thông cho cha mẹ và trẻ em về các chủ đề như tầm quan trọng của dinh dưỡng và cách chuẩn bị bữa ăn an toàn, đủ dinh dưỡng và hậu quả của tảo hôn.

Lan tỏa sáng kiến về dinh dưỡng

Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia GS.TS. Trần Thanh Dương chia sẻ, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã triển khai nhiều mô hình bổ sung kiến thức và kỹ năng để bà mẹ bảo đảm dinh dưỡng tốt cho con mình. Trong đó, phải kể tới hệ thống hơn 1.000 phòng tư vấn dinh dưỡng "Mặt trời bé thơ", gần 70 bệnh viện tham gia sáng kiến Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, 7 ngân hàng sữa mẹ và hướng dẫn lắp đặt phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Với chủ đề "Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương", Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay (từ 1.8 - 7.8) tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong các tình huống khẩn cấp để không một bà mẹ nào bị bỏ lại phía sau...

Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là can thiệp chính để thực hiện mục tiêu Mô hình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời" tại 51 tỉnh, thành phố thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mà Viện Dinh dưỡng đang tích cực hỗ trợ các đơn vị triển khai.

Góp phần vào việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia (2021 - 2030) với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trẻ em khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam; tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam triển khai các can thiệp dinh dưỡng. Sáng kiến "Dinh dưỡng đủ đầy" do Viện Dinh dưỡng và World Vision International tại Việt Nam khởi xướng là một ví dụ; nhằm đóng góp vào việc xây dựng một thế giới - nơi mọi trẻ em đều được hưởng đủ thực phẩm dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.

Các hoạt động chính của Sáng kiến "Dinh dưỡng đủ đầy" - Enough bao gồm: Cải thiện và tăng cường nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh cho trẻ em thông qua các hoạt động cải thiện sinh kế, góp phần bảo đảm dinh dưỡng cho các hộ gia đình có trẻ; cải thiện thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ thông qua các hoạt động truyền thông xã hội và tư vấn tại cộng đồng; tổ chức diễn đàn chia sẻ các thực hành tốt, bài học kinh nghiệm về dinh dưỡng; huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của các bên liên quan trong việc giải quyết những lĩnh vực ưu tiên của sáng kiến.

Ông Doseba Tua Sinay, Trưởng đại diện World Vision International tại Việt Nam cho biết, để thực hiện hiệu quả Sáng kiến, World Vision International mong muốn có sự đồng hành của các cơ quan quản lý ở cả cấp Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, doanh nghiệp, trẻ em và cộng đồng trong việc lập kế hoạch và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu. 

Khẳng định Sáng kiến "Dinh dưỡng đủ đầy" đóng góp thêm nỗ lực vì một thế giới nơi mọi trẻ em đều được hưởng đủ thực phẩm dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chấm dứt mọi hình thức suy dinh dưỡng vào năm 2030; PGS.TS. Trần Thanh Dương cho biết, trong giai đoạn 2024 - 2026, Viện Dinh Dưỡng và World Vision International tại Việt Nam sẽ phối hợp triển khai Sáng kiến này với một loạt các chương trình hành động.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.