Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng

Các chuyên gia đánh giá, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú trọng nâng cao kỹ năng bảo vệ thông tin trên nền tảng số.

Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020 do Liên hiệp Viễn thông Quốc tế hoặc Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) công bố mới đây, Việt Nam đã tăng 25 bậc trong 2 năm, vươn lên vị trí thứ 25 trong tổng số 194 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020, Việt Nam xếp thứ 25 rong tổng số 194 quốc gia

Số điểm đánh giá của Việt Nam đạt 94,55 với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột: Kỹ thuật (16,31/20); Tổ chức (18,98/20); Nâng cao năng lực (19,26/20). 

An toàn thông tin đồng thời đặt ra các vấn đề với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đặc biệt, với đặc trưng có mặt ở khắp nơi, có khả năng cảm biến, liên tục thu thập thông tin về hoạt động của con người, môi trường chung quanh và liên tục kết nối, hàng chục tỷ thiết bị “Internet của vạn vật” (IoT) đang hoạt động trên thế giới có thể bị lợi dụng để tạo ra những mạng lưới thu thập thông tin với phạm vi hoạt động cực rộng, len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống con người, tạo ra những nguy cơ chưa từng có với các tổ chức, cá nhân trước hoạt động của tội phạm mạng. Trước thực trạng đó các chuyên gia đánh giá, vấn đề về bảo đảm an toàn thông tin quốc tế đang là một trong những vấn đề được ưu tiên toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia.

Tại Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam 2024 với chủ đề “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo” (Vietnam Security Summit 2024) các chuyên gia chỉ ra, tình trạng xâm phạm dữ liệu đã trở thành một đại dịch toàn cầu, đe dọa dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng trên khắp thế giới. Số vụ vi phạm dữ liệu đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022, xâm phạm 2,6 tỷ hồ sơ cá nhân chỉ riêng trong hai năm 2022 và 2023.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Cục An toàn thông tin chỉ ra những rủi ro chính trong an toàn, an ninh mạng

Theo Trưởng BU An ninh mạng, phụ trách đảm nhiệm vai trò công tác An ninh mạng (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) Lê Công Trung, thế giới có 99,19 triệu người, trong đó có 78,44 triệu người dùng internet, (79,1%), sử dụng trung bình 6 tiếng 18 phút/ngày với 168,5 triệu thiết bị di động thông minh. Điều này khiến gia tăng nguy cơ mất an ninh mạng gia tăng.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Trưởng BU An ninh mạng, phụ trách đảm nhiệm vai trò công tác An ninh mạng (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) Lê Công Trung

“Các mối đe dọa phức tạp, tinh vi, mục tiêu tấn công đa dạng. Số lượng cuộc tấn công mạng nhắm vào thiết bị di động tăng 30% so với năm 2022. Trung bình mỗi tháng có 1.160 vụ tấn công lừa đảo. Dự báo năm 2024 số lượng các hình thức lừa đảo tấn công tiếp tục tăng.”, ông Lê Công Trung cảnh báo.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) năm 2023, thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.

Trước thực trạng đó, để nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng trong thời kỳ chuyển đổi số, chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về quản lý rủi ro an ninh mạng; chính sách về bảo vệ dữ liệu; hính sách bảo mật hệ thống và ứng dụng; chính sách về đào tạo và nâng cao nhận thức, kỹ năng tự bảo mật thông tin của người dùng.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Kỹ sư giải pháp bảo mật (Sophos Security Solution Engineer tại Việt Nam) Vũ Lê

Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và dịch vụ bảo mật, Kỹ sư giải pháp bảo mật (Sophos Security Solution Engineer tại Việt Nam) Vũ Lê nêu giải pháp cần thực hiện để bảo đảm an toàn thông tin mạng, cần giám sát an ninh mạng 24/7 cho toàn bộ hệ thống quan trọng; backup toàn bộ dữ liệu quan trọng và dự phòng backup định kỳ; sẵn sàng kịch bản, quy trình ứng phó sự cố tấn công; tăng cường đào tạo nhận thức an toàn, an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên; rà soát, kiểm tra định kỳ tháng và quý cho toàn bộ hệ thống.

Để chủ động ứng phó các thách thức này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin các chuyên gia cũng chỉ ra, cần xác định công tác bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm và tội phạm công nghệ cao là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong đó lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt. Về phía mỗi cá nhân, tổ chức trước hết cần tự đề cao cảnh giác, chủ động tham khảo, tìm hiểu và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, lựa chọn, sàng lọc, kiểm tra thông tin cho mình.

Khoa học - Công nghệ

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến
Khoa học - Công nghệ

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến


Bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm và thị trường vốn thắt chặt, Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024. Trong đó, vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) tăng 8 lần năm 2023 (từ 10 triệu USD lên 80 triệu USD).

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.