Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức bồi dưỡng giáo viên, thiết kế tài liệu, bảo đảm chất lượng chuyên môn và phong phú về hình thức trong hoạt động dạy tiếng Việt ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hơn 600 giáo viên, tình nguyện viên được bồi dưỡng chuyên môn

Ngày 6.1.2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” (Đề án 14), trong đó giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện Quyết định 14; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cần thiết để triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả.

Thực hiện Đề án 14, Bộ GD-ĐT, các Bộ ban ngành và các cơ quan liên quan đã ban hành kế hoạch về việc thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” hoặc lồng ghép gắn liền với việc thực hiện các Nghị quyết, Quyết định quan trọng. Riêng Bộ GD-ĐT đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch phối hợp liên quan đến việc thực hiện Đề án 14.

Các hoạt động tuyên truyền về việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bước đầu đã thực hiện tích cực thông qua các hoạt động, bài viết, sản phẩm thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí và truyền thông.

Kết quả Cuộc thi “Biên soạn sách dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã lựa chọn được những cuốn sách học tiếng Việt căn bản, hiện đại, dễ hiểu, phù hợp nhất với người học góp phần vào việc bảo tồn, lan tỏa tiếng Việt, văn hóa Việt thông qua giáo dục ngôn ngữ, thông qua các kênh đào tạo tiếng Việt mà nguồn học liệu bước đầu này đã đáp ứng được.

Năm 2016 và năm 2017, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế chế bản, in và phát hành hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”. Hiện nay, hai bộ sách đã được số hóa, đưa lên mạng để khai thác sử dụng miễn phí. Năm 2020, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn bộ sách học song ngữ Việt - Anh bậc 1, 2 cho trẻ em người Việt Nam ở nước ngoài.

Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tình nguyện dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được duy trì và bước đầu tạo chuyển biến trong việc nâng cao hiệu quả phong trào dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Tính từ năm 2015 đến năm 2023 là: 622 người.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài -0
Tài liệu giảng dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam

Đảm bảo tính chuẩn mực và linh hoạt của hệ thống học liệu, tài liệu giảng dạy

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức bồi dưỡng giáo viên tình nguyện; cử giảng viên, chuyên gia dạy tiếng Việt trong nước sang giảng dạy và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên ở nước sở tại; phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình tăng cường các khóa học tiếng Việt, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt từ xa, trực tuyến. Thiết kế tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và phụ huynh nhằm hỗ trợ khả năng dẫn dắt người dạy.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện bảo đảm chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ năng lực giảng dạy cho giáo viên dạy tiếng Việt. Đảm bảo tính chuẩn mực và linh hoạt của hệ thống học liệu, tài liệu giảng dạy (theo chương trình tiếng Việt 6 bậc, sách biên soạn cần được chú thích cách dùng từ của hai miền và có sách dành riêng cho giáo viên...).

Bộ GD-ĐT phối hợp xúc tiến mạng lưới cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập, trong và ngoài nước tham gia hoạt động này bảo đảm chất lượng chuyên môn và phong phú về hình thức tổ chức hoạt động.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai các nội dung liên quan đến dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua triển khai Kế hoạch thực hiện Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan khác.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thúc đẩy các hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm tuyên truyền quảng bá hoạt động dạy và học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên các kênh truyền thông đối ngoại.

Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.