Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được chất vấn

Chiều 24.6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Năm, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được chất vấn -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm. Ảnh: Hồ Long

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với 475/478 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Theo đó, Quốc hội thống nhất đánh giá, sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm đã thành công tốt đẹp, thu hút được sự quan tâm của Nhân dân và cử tri cả nước. Quốc hội ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, dân tộc, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề có liên quan, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quốc hội cơ bản tán thành với các giải pháp, cam kết mà Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các thành viên khác của Chính phủ báo cáo tại phiên chất vấn.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được chất vấn.

Cụ thể, đối với lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, luật, nghị quyết của Quốc hội và chiến lược, quy hoạch về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được chất vấn -0
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: Hồ Long

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế và thực hiện tự chủ theo lộ trình, đẩy nhanh chuyển đổi số, áp dụng quản trị tiên tiến đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; khắc phục hiệu quả tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các hành vi gian lận, trục lợi khác, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần; bảo đảm công tác quản lý, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội an toàn, bền vững và hiệu quả…

Đối với lĩnh vực dân tộc, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, đặc biệt là Kết luận số 65-KL/TW ngày 30.10.2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18.11.2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; nghiên cứu sửa đổi, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng quan trọng về chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc; tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về quy hoạch, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; cải cách thủ tục hành chính để thu hút, huy động nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, quan tâm hướng dẫn nguyên tắc đối với các địa phương tự cân đối ngân sách để thực hiện Chương trình này…

Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đồng bộ các chính sách, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; triển khai đồng bộ các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ bảo đảm từ 2% tổng chi ngân sách trở lên theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; thống kê, tổng hợp số liệu, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ tại các cơ quan, địa phương…

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Nghiên cứu triển khai các giải pháp về an toàn giao thông, chống ùn tắc ngay từ khi lập các quy hoạch thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát điểm tiềm ẩn tai nạn, xử lý dứt điểm các “điểm đen”…

Theo Nghị quyết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết; Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết và báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết tại các Kỳ họp sau.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Ngày 4.12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11.2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ “điểm nghẽn” nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào
Sự kiện nổi bật

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào

Ngày 4.12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ta đã có cuộc hội đàm với đồng chí Bounthong Chitmany, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 3 - 6.12.2024.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát Mọt
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát Mọt

Trong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4.12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Hội Giao lưu quốc tế Trung Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Hội Giao lưu quốc tế Trung Quốc

Sáng 4.12, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Hội Giao lưu quốc tế Trung Quốc do Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Khóa XIII, Chủ tịch Hội Giao lưu quốc tế Trung Quốc Cát Bỉnh Hiên làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuẩn bị bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện nổi bật

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuẩn bị bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Bắc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đã kiểm tra tại Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân về công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Cùng đi có đại diện lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.