Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

UBND tỉnh Nam Định đã quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận theo phương án đã được phê duyệt.

Theo đó, cụm công nghiệp (CCN) Thắng Cường có quy mô diện tích là 75 ha, thuộc địa bàn xã Yên Thắng và xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ngành nghề hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu trong CCN là: Cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất dược liệu, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị điện, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác.

Nam Định tích cực triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp. Ảnh: Nhật Tân
Nam Định tích cực triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp. Ảnh: Nhật Tân

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Thắng Cường là Công ty Cổ phần Bateco Thắng Cường. Tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm khoảng 17,47% tổng mức đầu tư). Tiến độ thực hiện dự án trong vòng 24 tháng kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa.

CCN Mỹ Thuận được xây dựng trên địa bàn xã Mỹ Thuận, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ngành nghề hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là: cơ khí công nghệ cao; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, máy móc thiết bị; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử công nghệ cao; chế biến lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ; chế biến gỗ; sản xuất đồ gia dụng; chế tạo các sản phẩm nhựa; công nghiệp chế biến, sản xuất và chế tạo khác; công nghiệp hỗ trợ,… Định hướng thu hút các doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Mỹ Thuận là Công ty Cổ phần Thịnh Vượng Mỹ Lộc. Dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 929 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn sở hữu của doanh nghiệp là trên 139 tỷ đồng (15% tổng mức vốn đầu tư) và vốn huy động từ các tổ chức tín dụng là trên 790 tỷ đồng (85% tổng mức vốn đầu tư). Tiến độ thực hiện dự án 24 tháng kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa.

Theo phương án phát triển CCN được phê duyệt cùng Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, đến năm 2030 dự kiến Nam Định có 54 CCN với tổng diện tích khoảng 5.969 ha; giai đoạn 2031 – 2050 mở rộng một số CCN, nâng tổng diện tích CCN lên 8.703 ha.

Tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện định hướng phát triển CCN theo Quyết định số 630/QĐ-UBND về việc phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Các dự án CCN có khả năng phát triển với quy mô lớn sẽ thành lập khu công nghiệp.

Trên đường phát triển

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.