Nam Định: Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25.11.2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, đặc biệt là hỗ trợ đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho người dân. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Bảo đảm khoa học và hợp lý

Ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp với các đơn vị như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bưu điện tỉnh Nam Định tập trung các giải pháp triển khai chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực tuyên truyền về các tiện ích khi lĩnh tiền qua ngân hàng, mở thẻ miễn phí cho người thụ hưởng.

Năm 2023, các ngân hàng đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và một số huyện triển khai chi trả số tiền 719 tỷ đồng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm cho các đối tượng thụ hưởng qua tài khoản ngân hàng. Cụ thể, 16.886 người nhận lương hưu hàng tháng qua thẻ ATM, chiếm 16,68% tổng số người hưởng lương (101.230 người); trong đó số người ở đô thị là 10.143 người. Chi trả bảo hiểm xã hội một lần qua tài khoản ATM cho 10.106 người, trong đó số người ở đô thị là 2.290/3.308 người, chiếm 69,22%. Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho hơn 18.925 người, trong đó số người lĩnh qua thẻ ATM là 18.769 người, tăng 3,8% so với năm 2022.

Qua đó, các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách trợ cấp an sinh xã hội được nhận đúng, đủ, nhanh chóng số tiền theo danh sách chi trả do ngành lao động, thương binh và xã hội cung cấp. Công tác tổ chức chi trả được thực hiện khoa học và hợp lý, bảo đảm an toàn, tiết kiệm thời gian của người nhận trợ cấp an sinh xã hội.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội -0
Trụ sở VietinBank TP. Nam Định tại số 1 Máy Tơ, phường Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định. Ảnh: ITN

Hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cập nhật, bổ sung thông tin của 14.481 đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại vào phần mềm quản lý chi trả. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nâng cấp phần mềm quản lý chi trả; phối hợp với UBND các huyện, thành phố thu thập thông tin tài khoản của đối tượng bảo trợ xã hội.

Đến nay, đã có 55.758 đối tượng mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại và đang triển khai cập nhật tài khoản trên phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội. Từ tháng 12.2023, thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Trong tháng 1.2024, các ngân hàng đã chi trả 27.165 món với số tiền 141 tỷ đồng.

Tăng tính minh bạch trong quản lý

Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội là xu hướng tất yếu trong ứng dụng chuyển đổi số, góp phần từng bước cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho người dân trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội.

Việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng bảo đảm an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt. Sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý chi trả của Nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" và chủ trương của Đảng, Nhà nước là "đem lại lợi ích tối đa cho người dân".

Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân, bảo đảm chi trả đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh những thuận lợi, thực tế ghi nhận quá trình triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ, nhất là về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, đường truyền. Các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ phần lớn là người cao tuổi, đối tượng yếu thế... gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng thiết bị công nghệ thông minh để làm công cụ giao dịch. Một số đối tượng như người cao tuổi, khuyết tật, tâm thần, trẻ em... cần phải thực hiện thủ tục ủy quyền hoặc xác nhận hoàn cảnh để thân nhân (người trực tiếp nuôi dưỡng) có thể đứng ra nhận thay tiền trợ cấp qua tài khoản ủy quyền.

Nhằm triển khai tốt công tác chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, ngành ngân hàng đề xuất UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cập nhật tài khoản, thực hiện chi trả trợ cấp qua tài khoản cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội (đã đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile Money…) từ ngân sách nhà nước; thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng đặc biệt (ốm đau bệnh nặng, không thể đi lại được và không có người nhận thay hoặc trường hợp đặc biệt khác), tổ chức dịch vụ chi trả có trách nhiệm chi trả tại nhà cho đối tượng.

Các ngân hàng thương mại tiếp tục khuyến khích người hưởng chính sách an sinh xã hội khi mở thẻ ATM như miễn, giảm các loại phí liên quan đến mở, rút và duy trì tài khoản…; đầu tư phát triển hạ tầng, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích, dịch vụ thanh toán trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời hỗ trợ người dân khi gặp các sự cố khi rút tiền. 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán; tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước tỉnh với công an tỉnh và cơ quan liên quan, áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán; đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phòng, chống rửa tiền và các loại tội phạm trên không gian mạng.

Địa phương

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Địa phương

Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Ngành NN - PTNT thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn
Địa phương

Hà Nội bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế tham quan nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của TP. Hà Nội rất lớn; để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, thành phố thường xuyên triển khai các biện pháp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…