Nam Định: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện - xã tinh gọn, hiệu quả

UBND TP. Nam Định vừa tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23.7.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Nam Định. Theo đó, từ 1.9.2024, nhập huyện Mỹ Lộc vào TP. Nam Định, sắp xếp 79 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Nam Định. Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc đều quyết tâm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15. 

Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, hiệu quả

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định đã triển khai nội dung Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15. Theo đó, hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo Nghị quyết, sau sắp xếp, tỉnh Nam Định sẽ giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, từ 10 đơn vị xuống còn 9 đơn vị, do nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của huyện Mỹ Lộc vào TP. Nam Định; thành phố Nam Định sẽ có diện tích tự nhiên là 120,90km2 và quy mô dân số là 364.181 người, với 21 đơn vị hành chính cấp xã (14 phường, 7 xã). Đồng thời, tỉnh Nam Định cũng giảm 51 đơn vị hành chính cấp xã, từ 226 đơn vị xuống còn 175 đơn vị.

Về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của tỉnh Nam Định, đặt ra mục tiêu bảo đảm các đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp đi vào hoạt động từ ngày 1.9.2024. Do đó, yêu cầu trong quá trình thực hiện, tỉnh phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Thành phố Nam Định ngày càng đổi mới. Nguồn: ITN
Thành phố Nam Định ngày càng đổi mới. Nguồn: ITN

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; yêu cầu trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị cần chủ động, thực hiện theo thẩm quyền, bảo đảm duy trì hoạt động liên tục, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy trong hệ thống chính trị ở các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; không làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Nam Định là tỉnh đi đầu toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính, có số lượng đơn vị hành chính sắp xếp, sáp nhập lớn, do đó, cần sự quyết tâm rất cao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân; trong quá trình thực hiện phải làm đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện từng bước theo đúng lộ trình

Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nam Định đã triển khai Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU, ngày 5.8.2024 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy một số nội dung về sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.

Các đơn vị, địa phương đã có nhiều ý kiến nêu bật những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện. Về đội ngũ, nếu cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tham mưu để tỉnh quyết định. Đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy quản lý thì cấp huyện quyết định; sắp xếp cán bộ từng bước, đúng lộ trình để sau 5 năm bộ máy được tinh gọn.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ dôi dư, trên tinh thần động viên, khích lệ vì sự nghiệp chung; đồng thời áp dụng để cán bộ được hưởng chế độ, chính sách tốt nhất. Về tài chính, tài sản, ngân sách bảo đảm không được để lãng phí; tỉnh giao Sở Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể trước ngày 15.8 để các địa phương thực hiện. Về bảo quản, lưu trữ hồ sơ, các đơn vị sáp nhập phải bàn giao chặt chẽ giữa người giao, người nhận, đúng quy định, nếu thất thoát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc, Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 tỉnh Nam Định yêu cầu, để thực hiện tốt Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phụ trách, của Ban Chỉ đạo. Đặc biệt phải quan tâm thực hiện tốt công tác cán bộ với phương châm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trên tinh thần dân chủ, khách quan, bố trí đúng người, đúng việc, không để có đơn thư khiếu nại, tố cáo; vận dụng tối đa chính sách cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ dôi dư.

Về tài sản, cần quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định, bảo đảm không lãng phí; về tài chính, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, không để xảy ra sai phạm. Bên cạnh đó, việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ, sử dụng con dấu của các đơn vị sáp nhập phải đúng quy định của pháp luật; các cấp, các ngành cần chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh.

Trên đường phát triển

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.