Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế hiện đại

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, quan trọng của vùng nam đồng bằng sông Hồng, có hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thông, dịch vụ và hàng hóa vùng. Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Nam Định trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện; phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo và 5 hành lang kinh tế động lực.

Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững vào năm 2030

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trở thành địa phương phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; là một trong những trung tâm phát triển quan trọng của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; bao gồm: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, đô thị và nông thôn; thúc đẩy phát triển khu vực biển, ven biển trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trong đó, định hướng công nghiệp xanh, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị thông minh và nông thôn mới kiểu mẫu là trọng tâm; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực tăng trưởng. Đồng thời, xây dựng hệ thống đô thị và các khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước và khu vực; phát triển bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Vào ngày 28.12.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1729/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch nhằm mục tiêu phát triển tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng.

Việc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh là cơ sở quan trọng để Nam Định tiếp tục triển khai các định hướng, chiến lược phát triển trong thời gian tới, hiện thực hóa mục tiêu đưa Nam Định trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh cả vùng đồng bằng sông Hồng theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Về mục tiêu kinh tế, Nam Định phấn đấu đạt tốc độ tăng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2030, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50%; dịch vụ chiếm khoảng 38%. Đặc biệt, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 160 - 180 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nam Định cũng đặt mục tiêu nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hàng năm khoảng 16% trở lên; kim ngạnh xuất khẩu năm 2030 đạt trên 7 tỷ USD. Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn năm 2030 phấn đấu đạt trên 18.000 tỷ đồng; kinh tế số chiếm khoảng 30% trong GRDP và kinh tế biển, ven biển trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Về văn hóa - xã hội, đến năm 2030, không còn hộ nghèo (trừ những hộ nghèo không có khả năng lao động); tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 45 - 50%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 80% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và phấn đấu có 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đến năm 2050, trở thành trung tâm kinh tế hiện đại

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị khẳng định, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu Nam Định trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng; có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng, cả nước và khu vực.

Đồng thời, xây dựng hoàn chỉnh nền kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực tăng trưởng; có môi trường đầu tư năng động, thông thoáng, minh bạch, thân thiện. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc; bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nam Định tập trung phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo và 5 hành lang kinh tế động lực. Nguồn: ITN
Nam Định tập trung phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo và 5 hành lang kinh tế động lực. Nguồn: ITN

Nam Định sẽ tập trung phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo và 5 hành lang kinh tế động lực; phát triển đột phá khu vực kinh tế biển và ven biển, đưa khu vực ven biển trở thành một trọng tâm phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; thực hiện hiệu quả, toàn diện các mục tiêu chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và phát triển các mô hình kinh tế xanh.

Mặt khác, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội trên toàn tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và khu vực đô thị, nông thôn. Đồng thời, giữ gìn, bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị truyền thống lâu đời của Nam Định.

Phát triển 8 nhóm ngành kinh tế - xã hội quan trọng; bao gồm: nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ; kinh tế biển; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; y tế, văn hóa - thể dục thể thao; khoa học công nghệ; an sinh xã hội; an ninh quốc phòng. Tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình tổ chức không gian "3 vùng động lực, 4 cực tăng trưởng, 5 hành lang kinh tế", nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau cùng phát triển…

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.