Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023:

Muốn tăng năng suất, cần quan tâm đặc biệt đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Muốn thúc đẩy năng suất lao động, Việt Nam phải chú ý đặc biệt tới doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi họ vừa là người chơi chính trong nền kinh tế song cũng dễ bị tổn thương bởi các cú sốc.

Ông Felix Weidencaff, Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á Thái Bình Dương lưu ý như vậy tại phiên thảo luận chuyên đề 2 “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển chủ trì phiên thảo luận.

Xu hướng giảm năng suất dài hạn diễn ra trên toàn cầu

Theo ông Felix Weidencaff, xu hướng giảm tỷ lệ năng suất trong dài hạn đang diễn ra trên toàn cầu, ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức về mặt chính sách.

Muốn tăng năng suất, cần quan tâm đặc biệt đến doanh nghiệp nhỏ và vừa -0
Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Lao động quốc tế (ILO) Felix Weidencaff phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu (áp lực lạm phát, căng thẳng địa chính trị, giá lương thực/năng lượng, cam kết giảm phát thải khí nhà kính và các nguồn lực đầu tư cần thiết; hạn chế về tài nguyên trong một thế giới việc làm thay đổi nhanh chóng (môi trường và biến đổi khí hậu, nhân khẩu học, thay đổi công nghệ, toàn cầu hóa).

Trong bối cảnh đó, năng suất đóng vai trò rất quan trọng, vì vòng tròn năng suất, việc làm và phát triển, bao gồm mức sống và giảm nghèo.

Tại Việt Nam, xu hướng năng suất đã có sự cải thiện kể từ giai đoạn 2012 đến nay, tuy nhiên vẫn tương đối thấp so với khu vực ASEAN, thấp hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Cũng theo ông Felix Weidencaff, thách thức liên quan đến năng suất của Việt Nam khá đa dạng theo từng phân khúc doanh nghiệp: Năng suất của khu vực nhà nước và FDI cao hơn so với khu vực tư nhân trong nước và hộ kinh doanh.

Chuyển đổi kinh tế phải gắn liền chuyển đổi việc làm

Trong bối cảnh hiện nay, để bảo đảm cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển bền vững, Việt Nam cần có động lực mới về tăng trưởng năng suất. “Việt Nam chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, song không thể tiếp diễn vĩnh viễn nên cần có công nghiệp và sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đây là động lực để tăng năng suất”, ông Felix Weidencaff nhấn mạnh.

Theo chuyên gia của ILO, Việt Nam cần bảo đảm chuyển đổi kinh tế và chuyển đổi việc làm đi đôi với nhau. Là một phần của hệ sinh thái năng suất, cách tiếp cận ở cấp vĩ mô đòi hỏi phải đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực chiến lược để các động lực thay đổi mang tính chuyển đổi.

Muốn tăng năng suất, cần quan tâm đặc biệt đến doanh nghiệp nhỏ và vừa -0
Các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Lâm Hiển

Đặc biệt, vai trò của các thể chế và chính sách thị trường lao động rất quan trọng để giải quyết những thách thức kép trong việc duy trì tăng trưởng năng suất và bảo đảm tăng trưởng năng suất bao trùm, tạo nhiều công ăn việc làm. Phải tạo được hệ sinh thái về thị trường lao động, điều này đòi hỏi sự can thiệp từ cấp quốc gia, ngành và doanh nghiệp.

Ông Felix Weidencaff cho rằng, các chức năng của thể chế thị trường lao động và chính sách thị trường lao động giúp thúc đẩy tăng năng suất lao động, thông qua tăng năng suất tại nơi làm việc cũng như tạo điều kiện tiếp cận việc làm năng suất. Phải thúc đẩy khả năng có việc làm và tạo việc làm, kết hợp phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giảm tình trạng dễ bị tổn thương, thúc đẩy tính toàn diện và bình đẳng. Bởi nếu phát triển kinh tế mà không gắn với công bằng xã hội, gắn với việc làm thì sẽ không thể phát triển bền vững. Chính các chính sách và thể chế thị trường lao động sẽ làm giảm tác động của các cú sốc, ông tin tưởng.

Bàn về những thách thức và vai trò mới đối với thể chế  thị trường lao động ở Việt Nam, theo chuyên gia của ILO, các lĩnh vực để tăng hiệu quả của thể chế và chính sách việc làm cũng như thị trường lao động, là: Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường việc làm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế tri thức và công nghệ, công nghệ 4.0; tiếp cận các cơ hội việc làm năng suất cho tất cả mọi người (đòi hỏi vai trò quan trọng của các chính sách thị trường lao động chủ động); thay đổi bản chất của thất nghiệp và những thách thức mới đối với tạo việc làm có năng suất hơn.

Việt Nam cũng cần có hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả, lập kế hoạch việc làm tinh vi và nghiên cứu về tăng năng suất. Tạo việc làm năng suất và việc làm bền vững cần đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ họ vừa là người chơi chính trong nền kinh tế song cũng dễ bị tổn thương bởi các cú sốc; đồng thời giảm thiểu chi phí phi chính thức. Có sự gắn kết chính sách và bảo đảm các nguồn kinh phí; tăng cường phối hợp với các chính sách ở các lĩnh vực khác với lĩnh vực lao động. Khi có sự tích hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa các chính sách sẽ tăng hiệu quả, góp phần tăng năng suất lao động.

“Về phía ILO, chúng tôi sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ với Việt Nam, đặc biệt trong việc tăng năng suất lao động”, ông Felix Weidencaff, Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á Thái Bình Dương cam kết.

Thời sự Quốc hội

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.