Thị trường carbon là xu thế tất yếu, cấp thiết đối với mọi quốc gia

Chia sẻ tại tọa đàm "Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết, thị trường carbon là xu thế tất yếu, cấp thiết đối với mọi quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp...

Tại Hội nghị COP 26, Việt Nam lần đầu tiên cam kết sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Mục tiêu này cũng đã được đưa vào Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, theo Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Song song với việc thực hiện hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ khí nhà kính trong các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp, thì thị trường carbon là một trong những công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero. thể khẳng định, thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu.

Thị trường carbon là xu thế tất yếu, cấp thiết đối với mọi quốc gia -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên chia sẻ tại tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyêncho rằng, thị trường carbon là xu thế tất yếu, cấp thiết đối với mọi quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

“Nếu chúng ta không bắt kịp được xu hướng này thì rất khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững cũng như sẽ gặp phải các thách thức khi tiếp cận các thị trường khó tính ngày càng đòi hỏi tiêu chuẩn xanh”, Trần Hồng Nguyên đánh giá.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 7.2024, đã có 48 quốc gia triển khai thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện do các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế thành lập. Dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới, nhưng đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ký thoả thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon.

Tại Việt Nam, có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Việc xây dựng thị trường carbon đã được Chính phủ hết sức quan tâm, khi ngay từ năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong đó, Nghị định đặt mục tiêu thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028. Chính phủ cũng đã rất quyết liệt, khẩn trương để bảo đảm cho vận hành thị trường này theo kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, theo bà Trần Hồng Nguyên,thị trường carbon vẫn còn là vấn đề mới, khó và phức tạp, chưa có các quy định cụ thể đối với vấn đề này. Cùng với đó, thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan còn hạn chế, như chưa nắm rõ thế nào là tín chỉ carbon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ…

 “Chính vì vậy, cần có một cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn chặt chẽ, đầy đủ, cụ thể cho thị trường carbon. Đồng thời, tạo được sự đồng thuận, hiểu biết, ý thức được lợi ích của việc phát triển thị trường carbon đối với người dân, doanh nghiệp”, bà Trần Hồng Nguyên nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cũngcho biết,Chính phủ đang xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon, trong đó đưa ra các nhóm giải pháp cũng như các nhiệm vụ cụ thể, gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; xây dựng hệ thống giao dịch và tổ chức, vận hành thị trường carbon; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thị trường carbon cho các đối tượng.

“Cần sớm hoàn thiện Đề án để triển khai thị trường carbon, khắc phục những lỗ hổng pháp lý hiện nay. Chính phủ và các Bộ, ban ngành có nhiệm vụ quản lý trực tiếp lĩnh vực này tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng mới cũng như sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”, bà Trần Hồng Nguyên nhấn mạnh.

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.