Hà Nội: Toàn dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

MTTQ TP. Hà Nội vừa phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 đã diễn ra tại Vườn hoa Vạn Xuân, quận Ba Đình.

t1-hoankiem1.jpg
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài và lãnh đạo thành phố tham gia vệ sinh môi trường cùng người dân tại đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: V.T

Bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của bão đã gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản trên địa bàn Hà Nội, làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, đổ gãy hàng vạn cây xanh, gây ngập lụt, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Việc dọn dẹp vệ sinh môi trường là nhu cầu cấp thiết nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giữ gìn môi trường sống trong lành. Thường trực Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố khẩn trương chủ trì, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường; Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trong hai ngày 14, 15.9.

donvesinh9.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tham gia vệ sinh môi trường cùng người dân tại Vườn hoa Vạn Xuân. Ảnh: V.T

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến đã chỉ đạo triển khai, phân công nhiệm vụ cho 14 tổ công tác hỗ trợ 14 phường thuộc quận cùng chung tay tổng vệ sinh môi trường, khắc phục nhanh nhất những thiệt hại của cơn bão số 3, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Ngay sau đó, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã trực tiếp tham gia vệ sinh khu vực Tượng đài Quyết tử tại Vườn hoa Vạn Xuân.

z5828652017496_093d7a8b0f75efe727e6d84ceaa95c7e.jpg
Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm Nguyễn Quang Hiếu kiểm tra việc tổng vệ sinh tại phường Mỹ Đình 1. Ảnh: H.P

Sau lễ phát động, cán bộ lãnh đạo và người dân đã tỏa đi các đường phố, các vườn hoa, trường học trên địa bàn… cùng tham gia vệ sinh môi trường với các phần việc dọn dẹp và xử lý cây đổ, cành gãy; khơi thông cống, rãnh; thu gom rác thải; phun khử trùng đề phòng dịch bệnh; vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi công cộng…

Tại quận Nam Từ Liêm, 10/10 phường trên địa bàn đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường sau ảnh hưởng của bão số 3. Sau bão số 3, với khối lượng công việc cần xử lý nhiều để bảo đảm vệ sinh môi trường, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Nam Từ Liêm, UBND 10 phường phối hợp cùng các đơn vị nước sạch, môi trường và nhân dân trên địa bàn quận đã huy động từ 500-700 người; Đoàn Thanh niên quận cử 550 đoàn viên, thanh niên phối hợp ra quân xử lý tổng vệ sinh. Ngoài ra, Đội Thanh tra Giao thông quận, lực lượng vũ trang quận đã chủ động kiểm tra, kiểm soát địa bàn, phối hợp cùng các lực lượng chức năng kịp thời xử lý các sự cố phát sinh, điều tiết giao thông trên địa bàn quận.

z5828654946614_29c4763f95672b9ab29a946afb788606.jpg
Đoàn Thanh niên quận Nam Từ Liêm huy động 550 đoàn viên thanh niên tham gia tổng vệ sinh môi trường.

Bí thư Quận uỷ Nam Từ Liêm Nguyễn Quang Hiếu cho biết, những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, TP phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Bão lũ làm nhiều người chết và mất tích; nhiều ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng; nhiều cây xanh, lúa, hoa màu bị ngập, thủy sản, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều cầu, đường bị hỏng; nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

1.jpg
Người dân khu đô thị 17T1 Vinaconex 3, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm tổng vệ sinh quanh khu vực. Ảnh: V.A

Trên địa bàn quận, thiệt hại về cây xanh là 1.229 cây đổ và 421 cây gãy cành. Về phương tiện giao thông, có 1 xe máy Wave trị giá 10 triệu đồng bị hư hỏng, cùng với đó là 14 xe ô tô bị thiệt hại do cây đổ, trong đó 12 xe tại phường Cầu Diễn, 1 xe tại phường Mễ Trì và 1 xe tại phường Mỹ Đình 2.

Việc triển khai vệ sinh môi trường sẽ được quận Nam Từ Liêm tiến hành trong 2 ngày, 14 và 15.9.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.