Cần cách hiểu đúng về thị trường carbon

Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu, Hội Nước sạch và Bảo vệ môi trường Việt Nam Phạm Hồng Quân nhận định, việc phát triển thị trường carbon, hướng đến Net zero là xu hướng không thể đảo ngược. Tuy nhiên, phải hiểu đúng về thị trường tín chỉ carbon để phát triển thị trường này một cách hiệu quả.

Tại Tọa đàm: “Thị trường tín chỉ carbon – đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 23.8,ông Phạm Hồng Quân cho biết,chúng ta có thể hiểu cơ bản thị trường carbon sẽ bao gồm các loại hàng hóa sẽ trao đổi trên thị trường và các đối tượng tham gia thị trường. Đối với thị trường carbon, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định: thị trường carbon bao gồm hai loại hàng hóa chính là hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon. 

Cần cách hiểu đúng về thị trường carbon -0
Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu Phạm Hồng Quân phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Có 3 đối tượng được tham gia vào thị trường carbon theo Nghị định 06; Thứ nhất, các tổ chức doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01 năm 2022, hiện tại Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg; nâng số doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính. Thứ hai, các tổ chức, các hội, hiệp hội tham gia vào các hoạt động đăng ký bù trù dự án tín chỉ carbon mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, các đối tượng cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kết nối, trao đổi, chia sẻ hay môi giới tín chỉ carbon này cho các đối tượng trên. 

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon khác nhau như thế nào. Ở đây, hạn ngạch phát thải được hiểu là quyền mà các các doanh nghiệp phải thực thi kiểm kê khí nhà kính được thải ra ngoài môi trường quy đổi theo tấn CO2. Còn tín chỉ carbon là việc các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia thì các cơ chế, hoặc thẩm định bởi các tổ chức quốc tế có phương pháp luận, thể hiện được quyền và nỗ lực giảm phát thải của 1 tấn CO2

Vậy các dự án giảm phát thải khí nhà kính liệu có thể làm tín chỉ carbon hay không? Câu trả lời là cũng chưa chắc các dự án giảm phát thải có thể đăng ký được tín chỉ carbon; chúng ta phải tách biệt giảm phát thải và các dự án phát triển tín chỉ carbon như thế nào? 

Tín chỉ carbon sẽ được hiểu là phần thưởng dành cho sự nỗ lực của các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ vào trong quy trình sản xuất; hoặc các hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng… đấy là công sức, nỗ lực bỏ ra hơn mức bình thường. Đây là điều kiện cần để ký tín chỉ carbon.  

Hiện tại, trên thế giới có nhiều cơ chế liên quan đến đăng ký tín chỉ carbon, đặc biệt là cơ chế thị trường tự nguyện. Việt Nam thời gian qua theo thống kê tương đối, trong nước đã có hơn 40 triệu tín chỉ carbon, những cơ chế khi Việt Nam tham gia như cơ chế Tiêu chuẩn vàng (GS)… và một số hoạt động khác trong lĩnh vực lâm nghiệp, liên quan đến trồng rừng và tái trồng rừng. 

Với những hoạt động liên quan đến phát triển thị trường carbon, với xu hướng Net zero, đây là xu hướng không thể nào có thể đảo ngược, đây là sân chơi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức, quốc gia, lãnh thổ đều phải tham gia, để thực hiện các cam kết biến đổi khí hậu, cũng như gìn giữ trái đất ngày càng giảm phát thải, tiến tới chu trình xanh hóa.

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.