Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ thảo luận và nhất trí về việc nâng cấp quan hệ, tạo khuôn khổ mới cho việc nâng tầm quan hệ song phương.

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc -0
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: TTXVN)

Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk Yeol, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 4-6.12.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm cấp Nhà nước đến Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol lên nắm quyền, thể hiện sự coi trọng của Hàn Quốc đối với quan hệ với Việt Nam khi đón tiếp Chủ tịch nước ta với nghi thức cao nhất.

Quan hệ ngày càng tốt đẹp

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22.12.1992 nhưng trước đó đã có những hoạt động hợp tác với nhau.

Tháng 8.2001, hai nước ra tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác toàn diện thế kỷ XXI” nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương.

Tháng 10.2009, quan hệ hai nước được nâng cấp lên “Đối tác hợp tác chiến lược” nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc gần đây phát triển tốt đẹp và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Về hợp tác chính trị, an ninh và quốc phòng, hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương (trực tuyến và trực tiếp) được duy trì.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol (tháng 6.2022); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Han Duck Soo (Han Tắc Su). Các cơ quan hai bên đang tích cực phối hợp triển khai các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2022).

Lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc luôn khẳng định Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai chính sách đối ngoại tại khu vực Đông Nam Á và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc.

Hai bên đang duy trì cơ chế “Đối thoại chiến lược ngoại giao-an ninh-quốc phòng cấp Thứ trưởng," “Đối thoại an ninh Việt-Hàn cấp Thứ trưởng” và “Đối thoại Quốc phòng Việt-Hàn cấp Thứ trưởng”; đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về bảo mật, an toàn thông tin (28.6.2012), Bản ghi nhớ về bảo mật thông tin quân sự (21.7.2014), Biên bản thỏa thuận về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (14.6.2016), Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2030 (tháng 4.2018). Đến nay, Hàn Quốc đã giao cho Bộ Quốc phòng 4 tàu đã qua sử dụng (3 tàu cho Tư lệnh Cảnh sát biển, 1 tàu Quân chủng Hải quân).

Về hợp tác kinh tế, tính lũy kế đến tháng 9.2022, Hàn Quốc đang duy trì vị trí số 1 về đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với mức 80,52 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Về hỗ trợ phát triển (ODA), Hàn Quốc đúng số 2 trong các nước cung cấp ODA cho Việt Nam khi đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (ECDF) cho giai đoạn 2012-2015 và 1,5 tỷ USD giai đoạn 2016-2020.

Về thương mại, Hàn Quốc đứng thứ 3 về hợp tác thương mại với Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 66,65 tỷ USD (2019), 65 tỷ USD (2020) và 78 tỷ USD (2021).

Hai bên đã triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), duy trì kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định theo hưởng cân bằng, hưởng đến mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ vào năm 2030.

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc -0
Sản xuất phụ kiện điện thoại di động tại một doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc tại Thái Nguyên. (Nguồn: TTXVN)

Việc tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây theo mùa vụ vào thị trường Hàn Quốc có ý nghĩa quan trọng.

Hai nước hợp tác chặt chẽ trong các vấn để khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong đó vấn đề Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên; thúc đẩy hợp tác tại các tổ chức, diễn đàn đa phương (Liên hợp quốc, ASEAN, APEC...) và các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cả hai nước cùng tham gia, ký kết (RCEP VKFTA).

Mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước đã phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thực chất và hiệu quả. Hợp tác trong các lĩnh vực tiếp tục được thúc đẩy.

Trong hợp tác lao động, Việt Nam là nước phái cử lao động lớn thứ 2 (sau Trung Quốc); Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Đài Loan). Hiện có khoảng 48.000 lao động Việt đang làm việc tại Hàn Quốc.

Hai bên đã ký lại Bản ghi nhớ thông thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) (tháng 1.2021), Hiệp định bảo hiểm xã hội (tháng 12.2021); thí điểm mô hình lao động thời vụ.

Du lịch là một trong những điểm sáng trong hợp tác hai nước. Những năm gần đây, Hàn Quốc nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam (lớn thứ 2 sau Trung Quốc). Trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 chuyến bay thẳng Việt Nam-Hàn Quốc. Năm 2019, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt, tăng 23,1% so với năm 2018; khách Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 550.000 lượt người, tăng 21,9%. Lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam giai đoạn 2020-2021 giảm do tác động của dịch COVID-19 song đang tăng trở lại từ đầu năm 2022.

Quan hệ hợp tác giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án Hàn Quốc được triển khai từ năm 2002. Dự án Tăng cường năng lực Trường Cán bộ Tòa án (nay là Học viện Tòa án) là dự án hợp tác nổi bật nhất. Chính phủ hai nước đang thúc đẩy đàm phán ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện để công dân mỗi nước yên tâm sinh sống, làm việc tại nước kia.

Về giáo dục, hai nước đã ký nhiều văn bản hợp tác, nổi bật là hiệp định văn hóa (tháng 8.1994), Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch (tháng 10.2008). Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội (2006); ký Thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn ở cấp trung học (2016); chuyển giao tàu huấn luyện hàng hải Hannara cho trường Đại học Hàng hải Việt Nam (2020). Việt Nam đã áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm từ tháng 2.2021.

Trong hợp tác nông nghiệp, Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình nông thôn mới, nổi bật nhất là Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị và Lào Cai; thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), viện trợ không hoàn lại vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nông nghiệp thông minh, phòng chống thiên tai.

Về hợp tác khoa học kỹ thuật, hai nước ký Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ cấp chính phủ (1995). Trong lĩnh vực công nghệ cao, triển khai Thỏa thuận hợp tác ký giữa Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Khu Công viên Khoa học Chung Nam-Hàn Quốc (2010); khánh thành Vườn ươm công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ đã khánh thành (14.11.2015).

Hai nước đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST). Hợp tác về sở hữu trí tuệ được tăng cường thông qua hợp tác giữa các cơ quan liên quan; hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT).

Về năng lượng nguyên tử, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác kỹ thuật (tháng 3.2007).

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc -0
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn lãnh đạo các tổ chức đại diện cho cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, hiện cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc có hơn 216.000 người Việt Nam, gồm hơn 37.000 lao động phổ thông theo chương trình cấp phép lao động (EPS) và lao động thuyền viên, gần 2.000 lao động kỹ thuật, hơn 60.000 người kết hôn di trú, hơn 14.000 sinh viên, hơn 35.000 thực tập thông thường và nghiên cứu sinh, hơn 32.000 người thăm thân.

Hàn Quốc cũng có cộng đồng hơn 180.000 kiều dân tại Việt Nam, phần lớn là doanh nhân. Hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị tại mỗi nước, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Cộng đồng phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc gồm: Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 8 đạo tràng thuộc Cộng đồng Phật giáo Việt Nam, trong đó có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp cho cộng đồng.

Cộng đồng công giáo Việt Nam tại Hàn Quốc có 9 cộng đoàn với khoảng 10 linh mục, 40-50 sơ, 9 cộng đoàn (trong đó cộng đoàn nhỏ có quy mô 20-30 giáo dân, cộng đoàn lớn khoảng 400-500 giáo dân). Các cộng đồng tôn giáo này đều có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về quê hương, Tổ quốc.

Hiện đa số các tỉnh, thành, địa phương của ta đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 59 địa phương, tập trung nhiều nhất ở Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.

Về trọng tâm trong chương trình nghị sự chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng cho biết Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ thảo luận và nhất trí về việc nâng cấp quan hệ, tạo khuôn khổ mới cho việc nâng tầm quan hệ song phương, đưa ra các định hướng lớn cho quan hệ toàn diện và chiến lược giữa hai nước.

Hai bên cũng thảo luận và thống nhất quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế, qua đó tăng cường hợp tác song phương trên các diễn đàn đa phương vì các lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực và toàn cầu.

Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam ở thủ đô Seoul, cũng như tại một số địa phương để trực tiếp tìm hiểu thực tế cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Hàn, gặp gỡ đại diện các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, các hội hữu nghị Hàn Quốc-Việt Nam; khai trương Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc với các sự kiện trưng bày triển lãm văn hóa dân gian, ẩm thực cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống và đương đại đặc sắc.

Trong bối cảnh hai nước cùng tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc tới Hàn Quốc lần này chắc chắn sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt-Hàn, đưa hợp tác song phương lên một tầm cao mới.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1

Ngày 7.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025

Sáng 6.1, dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

Sáng 6.1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12.2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước

Tối 5.1, tại Quảng trường 6.1, trung tâm thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long (6.1.1975 - 6.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết không để sai chồng sai trong xử lý vướng mắc các dự án
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết không để sai chồng sai trong xử lý vướng mắc các dự án

Chiều 4.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo 1568 về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án trên địa bàn Thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Chiều 4.1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP. Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị
Sự kiện nổi bật

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị

Ngày 4.1, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc, thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng

Sáng 4.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng, Nhà nước tặng Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là lần thứ 3, lực lượng vũ trang Thành phố được tặng danh hiệu cao quý này.

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an
Chính trị

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an

Ngày 3.1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trang trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển

Chiều 31.12, dự Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn ngành Tài chính luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025.