Lương thử việc có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?

Xin hỏi, trong thời gian thử việc, lương thử việc người lao động được hưởng thế nào? có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không? – Câu hỏi của bạn Nguyễn Hằng (Hải Dương).

Lương thử việc có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Thời gian thử việc được trả lương thế nào? Có được trả lương thử việc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?

Căn cứ Điều 26, Bộ luật Lao Động 2019 quy định:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ngoài ra, Điều 90, Bộ luật Lao Động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Dựa vào các căn cứ nêu trên, thì mức lương của người lao động phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Và tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, lương thử việc vẫn có trường hợp và được phép thấp hơn lương tối thiểu vùng nhưng ít nhất cũng phải bằng 85% mức lương tối thiểu vùng tại đó.

Tuy nhiên, mức lương thử việc có thể cao hơn hoặc bằng 100% mức lương chính thức, tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên và các yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là đảm bảo mức lương thử việc được thỏa thuận một cách công bằng và hợp lý để đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thử việc.

Quy định về mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Điều 4, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

[...]

Theo đó, để xác định việc công ty trả lương cho người lao động có đúng quy định hay không thì đầu tiên cần xác định mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong trường hợp nào và nơi đang làm việc thuộc vùng mấy.

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty của bạn đang ở vùng I thì sẽ có mức lương tối thiểu vùng theo tháng là 4.680.000 đồng. Tức là mức lương thấp nhất để thỏa thuận và trả lương cho người lao động là bằng 4.680.000 đồng.

3. Trả tiền lương thử việc thấp hơn lương tối thiểu vùng có bị phạt không?

Như đã trình bày ở trên, có thể trả lương thử việc cho người lao động thấp hương mức lương tối thiểu vùng nhưng phải đảm bảo mức lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương tối thiểu vùng tại nơi làm việc.

Còn đối với hành vi người sử dụng lao động trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc

[…

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

[…]

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

[…]

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;

Như vậy, ngoài mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

Những biện pháp xử lý như trên được quy định để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình thử việc vì nếu trả lương thử việc không đúng quy định sẽ gây thiệt hại cho người lao động và vi phạm quyền lợi của họ.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.