Nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử lý như thế nào?

Xin hỏi, trường hợp nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt thế nào? Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng? – Câu hỏi của bạn Đắc Xuân (Nam Định).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư T.P Hà Nội tư vấn như sau:

Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về bảo mật thông tin như sau:

Điều 13. Bảo mật thông tin

1. Người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Như vậy, ngân hàng có trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin khách hàng cụ thể là:

- Người quản lý, người điều hành, nhân viên của ngân hàng không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng theo quy định của Chính phủ.

- Ngân hàng không được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

5-1978-1224.png
Ảnh minh họa/ITN

Nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 47 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 1 Nghị định số 143/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin như sau:

Điều 47. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin

...

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Báo cáo không trung thực, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 27 Nghị định này;”;

b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

c) Không cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

...

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

...

3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:

...

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

...

Như vậy, nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.