Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng thảo luận tổ

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 2.11 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ĐBQH các đoàn Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng đồng tình với phương án cho rằng: Xoay quanh nội dung BHXH một lần, cần giữ quy định hiện hành đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực. Bởi, phương án này bảo đảm được tối ưu quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận

Góp ý vào Dự thảo Luật, đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) cho biết: khoản 5 Điều 7 quy định “Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHTN và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội”. Quy định này không chặt chẽ và chưa khả thi. Bởi, một số địa phương sẽ khó và không bố trí ngân sách đóng cho người tham gia BHTN và người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và sửa đổi theo hướng “Chính phủ giao cho các địa phương bố trí ngân sách hàng năm, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm kinh phí đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội”.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) tham gia ý kiến

Xoay quanh nội dung BHXH một lần, tại điểm đ khoản 1 Điều 70, đại biểu Tráng A Dương cho rằng: 2 phương án đưa ra trong Dự thảo Luật đều có ưu, nhược điểm nhất định. Song, đại biểu đồng tình với phương án 1 là giữ quy định hiện hành đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực. Bởi, phương án 1 bảo đảm được tối ưu quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Phạm Thuý Chinh (Hà Giang) góp ý kiến vào dự thảo Luật

Đồng quan điểm lựa chọn phương án 1, song một số đại biểu đề nghị tại điểm đ khoản 1 Điều 70 cần điều chỉnh thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống chưa đủ 15 năm để phù hợp với quy định về điều kiện thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí. Bên cạnh đó, cần kích hoạt thêm các chế độ bảo trợ đi kèm như: tăng thêm mức hưởng BHYT; tăng đối tượng bảo hiểm bắt buộc và làm tốt hơn nữa chính sách BHTN...

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận

Cho ý kiến về hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Dự thảo Luật  - “Chiếm dụng tiền hưởng BHXH”, đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) cho biết, thực tế có tình trạng các đơn vị sử dụng lao động dù đã trích trừ tiền đóng của người lao động hàng tháng cùng với kỳ trả lương, nhưng lại chậm đóng khoản BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động. Do đó, bên cạnh việc cấm “Chiếm dụng tiền hưởng BHXH”, cần quy định cấm đối với hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH để làm cơ sở quy định và xử lý vi phạm đối với hành vi này. Vì vậy, đề nghị sửa khoản 1, Điều 8 trên cơ sở giữ nguyên như khoản 3 Điều 17 Luật BHXH 2014, cụ thể: cấm “Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN”.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) đóng góp ý kiến về hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật

Liên quan đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao động, một số đại biểu cho biết: tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay tại các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã thanh tra, kiểm tra để xử lý, tuy nhiên hiệu quả không cao. Nhiều doanh nghiệp không chấp hành các kết luận thanh, kiểm tra, các quyết định xử lý vi phạm hành chính nhưng lại không có chế tài xử lý, không thể cưỡng chế thu hồi bằng biện pháp khấu trừ qua tài khoản nên chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị cố tình vi phạm.

Khắc phục tình trạng này, tại Điều 36, 37 Dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm, chế tài xử lý đối với cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm liên quan khi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý các trường hợp chậm, trốn đóng BHXH. Đồng thời, cần có quy định chế độ công khai rộng rãi thông tin tình hình nợ, số nợ, thời gian nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc của các công ty, doanh nghiệp để người lao động theo dõi, có thêm thông tin trong việc lựa chọn tham gia thị trường lao động.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) cho ý kiến về nội dung chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Liên quan đến nội dung đầu tư quỹ BHXH (từ Điều 119 đến Điều 121), có ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung vào Điều 119 của Dự thảo Luật nguyên tắc “Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải đi liền với quản lý rủi ro hoạt động đầu tư. Cùng với đó, cần quy định việc lập kế hoạch đầu tư, dự báo các yếu tố tác động đến sự an toàn của quỹ và quy định rõ về thẩm quyền theo phân cấp vấn đề này.

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Quản Minh Cường (Đồng Nai) đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật 
Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) tham gia ý kiến tại phiên thảo luận tổ
Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần -0
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) nêu quan điểm về vấn đề hưởng bảo hiểm một lần

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể hơn trong Dự thảo Luật đối với các nội dung liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số về việc xây dựng các chính sách BHXH đặc thù cho người lao động, người dân là đồng bào dân tộc thiểu số; bổ sung nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đang sống tại địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn và khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, cần có giải pháp nâng cao nhận thức của người dân và các bên liên quan về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH thông qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền…

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.