Lựa chọn phương án tối ưu để cấp điện cho Côn Đảo

Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương liên quan xin ý kiến về đầu tư dự án cấp điện cho huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bằng cáp ngầm từ lưới điện quốc gia. Dự án đã được Bộ Công thương báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương vào năm 2020.

Nhu cầu cấp thiết

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Lựa chọn phương án tối ưu để cấp điện cho Côn Đảo -0
Hệ thống điện tại Côn Đảo hiện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cho biết, huyện Côn Đảo được cấp điện từ nguồn chính là Nhà máy điện Diesel An Hội và Nhà máy điện Diesel An Hội mở rộng gồm 9 tổ máy với tổng công suất đặt 11.820 kW, công suất khả dụng khoảng 9.600 kW. Hiện nay, trên địa bàn huyện Côn Đảo, do hạn chế về nguồn cung cấp điện nên trong những năm qua hệ thống điện chỉ đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt và một phần điện cho nhu cầu dịch vụ, du lịch. Trong thời gian qua, điện dùng cho sản xuất công nghiệp gần như không đáp ứng được. Chính vì vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên đảo gặp rất nhiều hạn chế.

Dự báo nhu cầu phụ tải cho huyện Côn Đảo trong giai đoạn 2022-2035 theo phương pháp dự báo phân bố mật độ phụ tải và có so sánh với một số đảo trên thế giới. Kết quả tính toán dự báo phụ tải của toàn đảo vào giai đoạn năm 2025 là khoảng 28,7 MW, giai đoạn năm 2030 là khoảng 87,6 MW và giai đoạn năm 2035 là khoảng 94 MW. Theo nhu cầu phụ tải dự báo trên thì việc đầu tư đường dây cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo là rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, lâu dài cho nhu cầu phụ tải phát triển, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, lực lượng bộ đội và cảnh sát biển trên đảo, phát triển tiềm năng du lịch và các ngành nghề sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, hậu cần nghề cá và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp – nông lâm nghiệp – dịch vụ du lịch quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội huyện đảo, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia khu vực vùng biển phía Nam của Tổ Quốc.

Bảo đảm nguồn điện ổn định

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến cho biết, tỉnh đã cùng EVN tổ chức khảo sát thực tế tại Côn Đảo để lựa chọn hình thức đầu tư và phương án cấp điện hiệu quả nhất. Qua khảo sát, kết quả cho thấy không thể làm được điện mặt trời, điện gió và các hình thức năng lượng tái tạo tại chỗ. Trong khi đó, việc kéo điện lưới quốc gia ra Côn Đảo là cần thiết và vô cùng quan trọng vì hiện nay, huyện Côn Đảo chưa có điện lưới mà vẫn đang sử dụng nguồn điện chạy dầu diesel, nhà nước đang phải bù lỗ lên tới hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu lý giải việc không thể xây dựng hệ thống điện năng lượng tái tạo ở Côn Đảo, là do Côn Đảo có diện tích nhỏ, chủ yếu là đất rừng tự nhiên và rừng đặc dụng, nên khó khả thi trong việc triển khai các dự án cấp điện tại chỗ từ nguồn năng lượng tái tạo. Các dự án điện gió ngoài khơi nếu được triển khai làm cũng phải mất rất nhiều thời gian, rất khó khăn nên buộc phải chọn phương án kéo điện lưới quốc gia.

“Huyện Côn Đảo là một hòn đảo tiền tiêu, là cửa ngõ của biển Đông, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng với hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Côn Đảo hướng tới mục tiêu phát triển du lịch mang tầm cỡ quốc tế vào năm 2030, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, thu hút đầu tư. Vì vậy, việc cấp điện lưới cho Côn Đảo để đảm bảo nguồn điện ổn định, phục vụ cho nhu cầu phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân huyện Côn Đảo là cấp thiết và tất yếu”, bà Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh.

Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…