“TỰ HÀO HÀNG VIỆT” “TINH HOA HÀNG VIỆT”

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Tôn vinh tinh hoa làng nghề nước mắm

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên do Hội lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cùng Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam tổ chức trong 5 ngày, từ 23 – 27.10, tại thương xá Tax (cũ) - 141 Nguyễn Huệ (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh). Chương trình quy tụ 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nước mắm đặc trưng khắp vùng miền.

Với mục tiêu tôn vinh nước mắm - linh hồn của ẩm thực Việt, lễ hội sẽ giới thiệu các sản phẩm nước mắm đặc trưng đến từ những làng nghề nổi tiếng như Phan Thiết, Nha Trang, Cát Hải, và Phú Quốc. Lễ hội sẽ mang đến một không gian trải nghiệm phong phú, giúp khách tham quan tìm hiểu chi tiết về quá trình sản xuất nước mắm qua từng vùng miền.

nuoc-mam-6439.jpg
Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: D.T

Tại đây, du khách có thể khám phá từng công đoạn tỉ mỉ từ việc ủ cá đến quy trình làm muối - một yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên hương vị đặc trưng của nước mắm truyền thống. Không gian trưng bày các dụng cụ, nguyên liệu đặc trưng và những sản phẩm nước mắm đậm đà văn hóa vùng miền sẽ là điểm nhấn đầy hấp dẫn.

Bên cạnh việc tham quan, khách dự lễ hội còn có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng, trải nghiệm phương thức sản xuất nước mắm theo cách truyền thống. Điều này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về sự cầu kỳ, tỉ mỉ của quy trình làm nước mắm mà còn tạo nên sự gắn kết giữa người tiêu dùng với di sản văn hóa đặc sắc này.

Đặc biệt là việc quảng bá văn hoá ẩm thực nước mắm truyền thống của người Việt Nam đến các cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài, đầu bếp, chuyên gia ẩm thực quốc tế tại Việt Nam.

Xây dựng và phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống Việt Nam

Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam. Đồng thời nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm Việt ngay tại thị trường trong nước.

Lễ hội có sự tham gia của các đầu bếp và chuyên gia ẩm thực trong và ngoài nước, góp phần kết nối, mở ra cơ hội đưa nước mắm truyền thống Việt Nam tiếp cận sâu hơn với thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu quốc gia cho nước mắm Việt Nam.

Sự kiện sẽ diễn ra với nhiều hoạt động bao gồm: Không gian triển lãm, trưng bày và giới thiệu nước mắm truyền thống và gia vị Việt được xếp đặt theo chủ đề giới thiệu lịch sử, quy trình sản xuất nước mắm truyền thống, giá trị di sản làng nghề, văn hoá ẩm thực thông qua hình ảnh, phim, tài liệu,…; Di sản Làng nghề nước mắm Việt Nam; Triển lãm ứng dụng nước mắm truyền thống Việt Nam trong thực phẩm, ẩm thực theo hướng Đổi mới sáng tạo, bền vững.

Không gian Ẩm thực Việt gắn với nước mắm truyền thống Việt Nam sẽ giới thiệu vai trò của nước mắm truyền thống trong văn hoá ẩm thực, thói quen ăn uống của người Việt. Nước mắm truyền thống không chỉ là nguyên liệu chế biến, gia vị đặc hữu trên mâm cơm Việt, món ăn Việt; Các hoạt động giới thiệu món ăn, thức uống sử dụng nước mắm truyền thống Việt Nam trong chế biến, với các phong cách truyền thống và đổi mới sáng tạo, hội nhập; Giá trị dinh dưỡng của nước mắm truyền thống.

Không gian trải nghiệm hành trình nước mắm Việt bằng nghệ thuật xếp đặt, nơi khách tham dự có thể tham gia các hoạt động cộng đồng, check in các cụm tiểu cảnh: Khu vực nước mắm truyền thống, không gian muối Việt, công cụ, dụng cụ, nguyên liệu,…theo vùng miền liên quan đến phương thức sản xuất nước mắm truyền thống đặc trưng.

Không gian thương mại sản phẩm nước mắm truyền thống và phát triển đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong chế biến sâu các sản phẩm từ nước mắm truyền thống Việt Nam; Khu vực ẩm thực vùng miền với các món ăn sử dụng nước mắm trong chế biến nhằm phục vụ thực khách tham quan và trải nghiệm tại Lễ hội trong các ngày diễn ra sự kiện.

Lễ hội Nước mắm truyền thống không chỉ là một sự kiện văn hóa, mà còn là một biểu tượng cho sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản và đổi mới, nhằm giữ gìn và phát triển một phần quan trọng của ẩm thực Việt Nam.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.