Lan tỏa hoạt động văn hóa nghệ thuật ở cơ sở

Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội năm 2023 được đánh giá đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở cơ sở.

Ngày 31.5, Trung tâm Văn hóa thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tổ chức Hội nghị tổng kết Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác quý III. 

Lan tỏa hoạt động văn hóa nghệ thuật ở cơ sở -0
Trao giải Nhì cho các đơn vị tại Hội nghị tổng kết Liên hoan. Nguồn: hanoimoi.com.vn

Liên hoan được phát động từ cấp cơ sở, nhận được sự hưởng ứng của các quận, huyện, thị xã, thông qua việc xây dựng nội dung chương trình, tổ chức liên hoan cấp cơ sở để tuyển chọn các tiết mục đặc sắc, tiêu biểu nhất tham gia chung khảo cấp thành phố.

Chung khảo liên hoan được tổ chức tại 2 cụm cơ sở vào các ngày 14, 17 và 18.5, với sự tham gia của 23 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.

Với chủ đề Tháng 5 nhớ Bác, các tiết mục tham dự Liên hoan có nội dung thể hiện tình cảm và niềm tự hào về Việt Nam - đất nước - con người; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của dân tộc; ca ngợi Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo Văn hiến - Văn minh - Hiện đại trong công cuộc hội nhập và phát triển.

Bên cạnh đó, Liên hoan cũng góp phần khắc họa nhịp sống sinh hoạt, lao động sản xuất, những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của từng vùng, miền trên khắp đất nước, được tái hiện một cách sinh động, sáng tạo thông qua ngôn ngữ hình thể của nghệ thuật múa.

Ban tổ chức đã trao 26 giải, trong đó có 1 giải Nhất cho đội múa không chuyên huyện Thanh Trì, 10 giải Nhì, 12 giải Ba và 3 giải Khuyến khích phong trào các các đơn vị dự thi có thành tích nổi bật tại liên hoan.

Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội là hoạt động được tổ chức định kỳ 3 năm/lần, hướng tới bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa dân gian của các dân tộc, vùng miền trên cả nước; đồng thời không ngừng tiếp nhận sự đa dạng, phong phú của các loại hình nghệ thuật múa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, từ đó định hướng bước phát triển nghệ thuật múa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa trong đời sống nhân dân Thủ đô.    

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.