Lần đầu tại ĐBSCL áp dụng kỹ thuật mới cứu sống người xuất huyết não

Lần đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long, các bác sỹ đã cứu sống bệnh nhân xuất huyết não với tỷ lệ tử vong gần như hoàn toàn, nhờ kỹ thuật dẫn lưu não thất kết hợp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết.

Bệnh nhân T.M.T (sinh năm 1983, ngụ tại Vĩnh Long), nhập viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày 28.3 trong tình trạng hôn mê sâu, sốt cao, mạch nhanh, huyết áp 200/100 mmHg.

Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân bị nhức đầu, tự uống thuốc giảm đau, bệnh nhân không khám sức khỏe định kỳ trước đó.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhân bị chảy máu não, tràn vào hệ thống não thất (những phần hốc, xoang chứa nước bên trong lớp xương sọ), gây dãn toàn bộ hệ thống não thất.

Bác sỹ kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau hơn 20 ngày điều trị. (Ảnh: TTXVN phát)
Bác sỹ kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau hơn 20 ngày điều trị. (Ảnh: TTXVN phát)

Hội chẩn đánh giá, các bác sỹ nhận định đây là ca bệnh nặng, nguy cơ tử vong gần như hoàn toàn nếu không xử trí kịp thời. Sau khi chụp hình mạch máu não để loại trừ nguyên nhân gây chảy máu, một ống thông dẫn lưu não thất ra ngoài đã được đặt, nhằm làm giảm áp lực nội sọ cho bệnh nhân.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy hệ thống não thất đã bớt giãn nhưng vẫn còn tụ máu nhiều, khả năng tắc ống dẫn lưu là rất cao.

Êkíp bác sỹ can thiệp bằng cách bơm thuốc tiêu sợi huyết vào não thất thông qua ống dẫn lưu kết hợp theo dõi áp lực nội sọ liên tục. Một tuần sau can thiệp, tình trạng máu tụ trong não thất giảm đáng kể, bệnh nhân tri giác cải thiện, giảm sốt, và đã được rút ống dẫn lưu não thất.

Sau hơn 20 ngày sau can thiệp, bệnh nhân đã mở mắt tự nhiên, có thể làm theo y lệnh, tự thở tốt, hết sốt. Ngày 19.4, tình trạng bệnh nhân huyết áp ổn định, được chuyển sang giai đoạn tập vật lý trị liệu để phục hồi.

Bác sỹ Chuyên khoa II Phạm Thanh Phong - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - cho biết xuất huyết não thất dù chỉ chiếm khoảng 40% bệnh cảnh đột quỵ xuất huyết não nhưng tỷ lệ tử vong lại có thể lên đến 80%.

Di chứng và tử vong trong chảy máu não thất thường là hậu quả của biến chứng giãn não thất gây tăng áp lực nội sọ. Mức độ nặng của biến chứng giãn não thất thường tương quan với thể tích máu trong não thất và thời gian dịch não tủy tiếp xúc với máu đông trong não thất.

Điều trị phẫu thuật hiện tại đối với giãn não thất chủ yếu là đặt dẫn lưu não thất ra ngoài. Tuy nhiên một trở ngại hay gặp là hệ thống này hay bị tắc bởi máu đông trong não thất, dẫn đến mục tiêu làm giảm áp lực nội sọ không đạt được.

Tiêu sợi huyết não thất trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp là một kỹ thuật mới trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu, đột quỵ và phẫu thuật thần kinh, mới được thực hiện ở một số trung tâm đột quỵ lớn của cả nước.

Các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) bơm vào não thất qua dẫn lưu để làm tiêu máu đông, từ đó tránh được biến chứng giãn não thất, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ gánh chịu biến chứng.

Nguyên nhân xuất huyết não phần nhiều do bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể có triệu chứng báo hiệu trước như đau đầu, chóng mặt, thấy ù trong tai, ruồi bay trong mắt…

Tuy nhiên, thực tế nhiều người chỉ biết có bệnh khi nhập viện cấp cứu vì đột quỵ. Cũng vì thế mà tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, cách tốt nhất là người dân nên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và ngay khi có dấu hiệu chóng mặt, ù tai...

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.