Thành phố Thái Nguyên:

Làm tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, UBND thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ nói trên.

UBND thành phố Thái Nguyên ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 15.5.2024 cúa Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, UBND thành phố ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước trên địa bàn thành phố năm 2024 và các văn bản chỉ đạo UBND các phường, xã thực hiện công tác quản lý đối với khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

Tháng 5.2024, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị ký cam kết về trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã với Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản nhằm tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo phường xã trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại địa phương. Qua đó, UBND các phường xã tổ chức lồng ghép các buổi sơ kết, tổng kết, họp tổ/xóm để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản.

 Thực hiện chỉ đạo cùa UBND thành phố, UBND các phường, xã thành lập Ban chỉ đạo quản lý tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn; Ban hành quy chế hoąt động, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

UBND các phường, xã có khoáng sản chưa khai thác đã tổ chức ký cam kết với tổ trưởng dân phố/trưởng xóm có trách nhiệm tuyên truyền và yêu cầu các hộ gia đình sử dụng đất ký cam kết không được tự ý san gạt, khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Thành lập các tổ tự quản tại các địa bàn có khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ, giao trách nhiệm cho xóm, tổ thường xuyên giám sát, sớm phát hiện và báo cáo UBND phường, xã kịp thời tổ chức ngăn chặn, giải tỏa các hoạt động khoáng sản trái phép (chủ yếu là tình trạng người dân tự khai hạ thấp độ cao đồi đất, khai thác và vận chuyển đất san lấp trái phép). 

UBND các phường, xã phối hợp với các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác mỏ tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát các khu vực khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ, đặc biệt đối với một số địa phương có các mỏ khoáng sản như mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Bá Sơn, mỏ sắt Linh Nham, mỏ sắt Tiến Bộ, mỏ cát sỏi sông Công, mỏ cát sỏi sông Cầu... UBND các phường, xã đã thường xuyên tham gia và phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép hoạt động. 

UBND thành phố Thái Nguyên đã giao cho UBND các phường, xã phối hợp các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu, xem xét lập dự toán kinh phí trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành tài chính nên chưa có căn cứ thực hiện. 

UBND thành phố chỉ đạo UBND phường, xã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý đối với khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, triển khai kế hoạch huy động các lực lượng phối hợp để ngăn chặn, giải tỏa ngay các hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép trên địa bàn.

Từ ngày 01.01 - 30.6.2024, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không có vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử lý. 

Một số khu vực xảy ra tình trạng người dân tự ý san gạt đất đồi, tuy nhiên chính quyền địa phương đã có biện pháp ngăn chặn, đồng thời lập biên bản yêu cầu người dân không tự ý san gạt đất làm vật liệu san lấp.

Mặc dù UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban và các đơn vị có liên quan phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hoạt động tự ý khai thác, san lấp, vận chuyển đất. Nhưng trên thực tế, tình trạng san gạt hạ cốt nền trong quá trình thi công xây dựng nhà ở của dân vẫn còn diễn ra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với quy mô nhỏ lẻ (hầu hết những trường hợp này không có mục đích khai thác, kinh doanh khoáng sản đất san lấp, khối lượng đất san gạt không lớn). 

Ông Nguyễn Văn Tuệ (Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên) cho biết, để thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND các phường, xã phối hợp với các phòng, ban đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến từng tổ, xóm; vận động Nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép. Tổ chức tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; Không được tự ý khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác; Thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện và tiếp nhận thông tin phản ánh từ Nhân dân. 

UBND thành phố Thái Nguyên chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm trong hoạt động khoáng sản, đặc biệt đối với các khu vực khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ theo Quyết định của tỉnh. 

Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.