ảnh tích hợp 1-4.jpg -0

Năm học 2023-2024 là năm thứ 3 triển khai dạy các môn tích hợp ở bậc THCS. Sau 2 năm, một số giáo viên, nhà trường cho biết rất hào hứng và đã triển khai thực hiện tốt việc dạy tích hợp, tuy nhiên một số khác vẫn gặp không ít khó khăn hoặc chưa thể thực sự triển khai.

Tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với các nhà giáo trên cả nước tổ chức ngày 15.8.2023, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết việc triển khai các môn học tích hợp, liên môn ở bậc THCS là một điểm mới trong chương trình GDPT 2018 mà những người thiết kế chương trình đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có căn cứ để đưa vào, với mục tiêu phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai dạy học tích hợp, liên môn tại bậc THCS đang gặp rất nhiều vướng mắc. Bộ GD-ĐT nhận thấy đây thật sự là “điểm vướng, điểm nghẽn, điểm khó”.

Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Gần 30 năm công tác trong nghề dạy học với bộ môn Hoá, cô Nguyễn Thị Thủy Thu, giáo viên trường THCS Thanh Thủy, Phú Thọ tâm sự, bản thân cảm thấy khá mệt mỏi, áp lực khi chuyển sang dạy tích hợp Khoa học tự nhiên.

Cô Thu cho biết, ngôi trường nơi cô công tác thuộc vùng nông thôn, hiện chỉ có 3 giáo viên Khoa học tự nhiên (vốn là 1 giáo viên Hoá, 1 giáo viên Lý và 1 giáo viên Sinh). Cô Thu và các đồng nghiệp đã cố gắng triển khai dạy tích hợp theo đúng tinh thần đổi mới của Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, vì một số vướng mắc mà không thể làm được hoàn toàn như định hướng của Bộ GD-ĐT.

Theo nữ giáo viên, chương trình sách giáo khoa viết theo các nội dung mang tính tích hợp nhưng thực tế vẫn giống như ghép cơ học 3 phần Vật lý, Hóa học, Sinh học vào với nhau. Trong khi đó, giáo viên đều được đào tạo đơn môn, khi vào giảng dạy những môn khác sẽ gặp khó khăn.

“Do đó, chúng tôi không thể dạy được như chương trình của Bộ mà phải theo cách “có thế nào dạy thế đó”, tức là dạy song song 3 lĩnh vực Lý, Hoá, Sinh, dù biết không đúng với tinh thần của đổi mới”, cô Thu nói.

Điều này dẫn đến tình trạng một bộ môn có tới 3 thầy vào dạy, mỗi người vẫn phụ trách một mảng và không thể dạy tuần tự các chủ đề như chương trình của Bộ GD-ĐT.

“Học sinh gặp khó khăn rất nhiều khi các em phải “chạy”, lúc bên lĩnh vực Hoá là bài một, lúc lại sang lĩnh vực Lý ở bài hai mấy, hoặc lĩnh vực Sinh lại ở bài bốn mấy chẳng hạn”, cô Thu chia sẻ. Cũng do cách dạy này nên khi làm đề kiểm tra, giáo viên 3 môn phải ngồi lại với nhau, mỗi người phụ trách ra đề lĩnh vực của mình.

Kỳ 2 Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Một khó khăn khác là thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nên không thể đáp ứng được tinh thần của đổi mới. Hiện nay, cô Thu và các đồng nghiệp dạy Khoa học tự nhiên vẫn phải tận dụng thiết bị dạy học từ năm 2004, có những thiết bị đã xuống cấp rất nhiều. Họ phải tận dụng việc khai thác các thí nghiệm ảo trên mạng để hướng dẫn học sinh.

Nữ giáo viên bày tỏ mong mỏi, các giáo viên giảng dạy tích hợp sẽ được đào tạo lại hoặc tập huấn nhiều hơn để có thể dạy được bộ môn này cho học trò. “Khi lên lớp, cùng một môn mà mỗi thầy cô đảm nhận một chút thì học trò cũng khổ, tôi thấy thương học trò lắm”, cô Thu nói.

Cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên Trường THCS Trới, TP. Hạ Long, Quảng Ninh chia sẻ, một khó khăn rất lớn khi cô và các đồng nghiệp triển khai dạy học tích hợp là cảm thấy bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu tích hợp của chương trình mới.

Theo đó, giáo viên môn Khoa học tự nhiên (trước đó là giáo viên đơn môn Lý, Hoá, Sinh) phải dạy các chủ đề liên quan đến cả 3 lĩnh vực; hay giáo viên môn Lịch sử và Địa lí cũng dạy cả hai môn Lịch sử, Địa lí. Bản thân giáo viên với những chuyên ngành được đào tạo đơn môn khó đáp ứng cho dạy học tích hợp, dẫn đến tâm lý thiếu tự tin khi lên lớp.

Theo cô Nguyệt, việc bồi dưỡng lấy chứng chỉ hiện vẫn mang tính chất hợp thức hóa, còn bản chất vấn đề là giáo viên khó khăn trong truyền thụ tri thức, không chuyên sâu, nhiều nội dung chỉ dạy theo sách giáo khoa. “Tôi cho rằng việc tích hợp hiện chỉ giống như lắp ghép các môn vào một cuốn sách, chưa thể hiện được tính hiệu quả khi thực hiện. Điều này gây khó khăn cho giáo viên và cả học sinh khi dạy và học”, nữ giáo viên nói.

Thầy Đinh Đức Hiền, Tổ trưởng Tổ tự nhiên THCS & THPT, Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang cho rằng, trong sách giáo khoa hiện nay, chủ đề về tích hợp còn ít, gần như là tổng hợp các môn đơn lẻ lại. Nếu đặt nặng cho giáo viên đó là môn tích hợp và bắt giáo viên “bơi” sẽ là điều rất khó. Theo thầy Hiền, muốn triển khai môn tích hợp tốt, cần cho giáo viên thời gian. 

Nếu các thầy cô còn phải giải quyết rất nhiều giấy tờ và những công việc nhỏ nhặt, “không tên” khác nhau, họ khó có thời gian để sáng tạo.

Bên cạnh đó, giáo viên hiện nay cũng không có đủ không gian để triển khai dạy tích hợp. Các trường tư đang có những điều kiện thuận lợi hơn trường công lập trong vấn đề này. Yếu tố thứ ba để thầy cô có thể triển khai dạy tích hợp hiệu quả liên quan tới thu nhập thực tế của giáo viên để họ yên tâm sáng tạo.

Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

“Dù 3 yếu tố trên đều được đáp ứng, nhưng theo tôi điều quan trọng nhất là giáo viên phải cảm thấy được an toàn, được trao quyền, được phép sai. Những người quản lý trực tiếp - người tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám hiệu phải đảm bảo điều đó. Nếu giáo viên cảm thấy an toàn, được trao quyền để sáng tạo, chắc chắn không giáo viên nào không có khả năng sáng tạo”, thầy Hiền nêu quan điểm.

Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Theo ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk,  giáo dục tích hợp là xu thế chung của giáo dục thế giới. Bày tỏ quan điểm ủng hộ Chương trình GDPT 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, ông Hiệp cho rằng thực tế, việc dạy tích hợp ở bậc THCS chưa triển khai hiệu quả là bởi chưa hội tụ đủ các điều kiện để triển khai. 

Ông Hiệp nhìn nhận, khó khăn trong triển khai dạy học tích hợp nằm ở 3 vấn đề: nhận thức về đổi mới, đội ngũ và cơ sở vật chất. Theo đó, vấn đề nhận thức của đội ngũ nhà giáo, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội về dạy tích hợp vẫn là thách thức vì nhiều người đã quen với cái cũ, tâm lý lo ngại cái mới.

Việc chưa hiểu đúng bản chất của dạy học tích hợp từ người dạy, người học, cha mẹ học sinh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, với nhiều địa phương, trong đó có Đắk Lắk, khó khăn còn nằm ở vấn đề điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. “Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em sinh sống, điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn, cơ sở vật chất, điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin  không tốt bằng nơi khác”, ông Hiệp cho biết.

Để khắc phục vấn đề này, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã và đang  thực hiện nhiều giải pháp: tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về giáo dục; củng cố, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đấu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện; chú trọng đến phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên….

Ông Hiệp nhấn mạnh, ở bất kỳ đất nước nào, đổi mới còn là “cuộc chiến”, “cuộc vật lộn” vô cùng khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới.

“Để đổi mới thành công, trước tiên cần sự đồng lòng tin tưởng. Trong quá trình đổi mới, khi gặp những bất cập, hạn chế cần đánh giá để điều chỉnh, khắc phục cho phù hợp. Địa bàn còn khó khăn như tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực nhiều hơn, cần sự vào cuộc của của cả hệ thống chính trị; cũng như sự đồng lòng, đồng thuận của đội ngũ nhà giáo, phụ huynh học sinh để khắc phục, vượt qua khó khăn”,  Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk chia sẻ.

Kỳ 2 Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, Hoài Đức, Hà Nội nhìn nhận, một điểm vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn khi triển khai dạy môn tích hợp ở bậc THCS là sự mới mẻ với người học, người dạy, phụ huynh và với cả những người làm công tác quản lý, lãnh đạo. Nếu triển khai hiệu quả và biết cách khơi gợi sự tò mò, muốn khám phá của học sinh, chính điểm mới này sẽ giúp học sinh có sự chủ động, háo hức và đạt được những mục tiêu năng lực đầu ra theo chương trình mới.

Theo cô Dung, trong dạy học tích hợp, khó khăn lớn nhất nằm ở nhận thức của giáo viên. Rất nhiều giáo viên vẫn khắt khe trong việc yêu cầu học sinh phải hiểu thật vững kiến thức phân môn của mình, như kiến thức họ đã dạy đơn môn trước đây. Trong khi đó, bản chất của việc dạy học tích hợp không yêu cầu quá chuyên sâu như vậy. Nếu giáo viên nhận ra được rằng dạy học tích hợp khác với dạy học chuyên sâu của từng bộ môn, chắc chắn họ sẽ tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất.

Để triển khai dạy học tích hợp hiệu quả hơn, cô Nguyễn Thị Ngọc Dung đề xuất, nên để giáo viên được lắng nghe chia sẻ, tập huấn từ những người trực tiếp viết sách hay tham gia biên soạn sách. Họ sẽ nói rõ về mục đích khi biên soạn bài này, chủ đề này và điều các thầy cô cần đáp ứng khi dạy từng chủ đề, bài học. Nếu có những chương trình tập huấn như trên, giáo viên sẽ hiểu nhanh hơn, hiểu thấu đáo hơn và triển khai tốt hơn.

Bên cạnh đó, một giải pháp khác là những ngôi trường đã thực hiện thành công việc dạy học tích hợp có thể chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng cho trường khác. “Nếu kết hợp được cả hai vấn đề: tập huấn theo cách nói rõ mục đích của việc giảng dạy tích hợp và lắng nghe kinh nghiệm, theo dõi những bài dạy của người đã áp dụng thành công, tôi tin rằng việc dạy tích hợp sẽ hiệu quả hơn”, cô Dung nêu ý kiến.

Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội bày tỏ sự ủng hộ với Chương trình GDPT mới và việc triển khai dạy các môn tích hợp ở bậc THCS. 

“Chúng tôi quan điểm rằng, mỗi cuộc cách mạng bao giờ cũng có khó khăn, nhưng sẽ đem lại những điều mới mẻ. Làn gió mới mẻ đó mới là điều quan trọng cho những người làm công tác dạy học, bởi dạy học mà cứ lối mòn mãi thì học sinh khó phát triển”, cô Hồng nói.

Dạy học tích hợp: “Cuộc chiến” khắc nghiệt giữa cái cũ và cái mới -0

Trường THCS Chương Dương là một trong những trường đầu tiên tại Hà Nội để 1 giáo viên đảm nhiệm cả 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, ngay năm đầu triển khai chương trình GDPT mới và đã cho thấy hiệu quả. Để làm được điều này, trước khi chương trình triển khai, Ban Giám hiệu đã có cuộc họp để giáo viên thoải mái bày tỏ quan điểm “có dạy được không, có quyết tâm dạy không” và lắng nghe ý kiến giáo viên.

Trong 3 tháng hè trước năm học mới, các thầy cô ở từng phân môn đã chuẩn bị, hỗ trợ kiến thức cho nhau. Nhà trường cũng tự mời chuyên gia là những người viết sách của các môn tích hợp tới hướng dẫn cho các thầy cô. “Đặc biệt, tôi luôn phải nói rằng: giáo viên sai, Hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm để anh em thoải mái khi làm cái mới. Thời điểm đó, không nhiều trường thực hiện theo cách như vậy, cũng có nhiều người lên tiếng phản đối, nhưng chúng tôi bảo vệ quan điểm của mình”, cô Hồng chia sẻ.

Tới năm thứ ba triển khai dạy học tích hợp, cô Hồng cho rằng khó khăn có nhưng không nhiều, các thầy cô đều vui vẻ với việc dạy học.

Theo nữ Hiệu trưởng, để thực hiện dạy tích hợp hiệu quả hơn, vấn đề đào tạo lực lượng nòng cốt, chuyên sâu về dạy môn tích hợp từ các trường sư phạm là vô cùng quan trọng. Ít nhất mỗi trường nên có 1-2 thầy cô là cử nhân sư phạm được học bài bản về tích hợp để lan toả tinh thần môn học tới các giáo viên khác.

Nhóm Phóng viên

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.