Kon Tum: Đề xuất không cắt giảm 10% biên chế hàng năm của giáo dục

Nhằm bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận nền giáo dục công bằng, có chất lượng, tỉnh Kon Tum đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt 98%

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc cho biết: Trong những năm qua, bên cạnh phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Công tác quy hoạch, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo được triển khai hiệu quả.

Kon Tum ưu tiên đầu tư cho giáo dục -0
Phổ cập THCS tại Kon Tum hiện được duy trì tốt ở vùng dân tộc thiểu số (Nguồn: ITN)

Hiện nay toàn tỉnh có 488 cơ sở giáo dục và đào tạo, trong đó có 359 trường mầm non và phổ thông, 11 cơ sở đào tạo, 102 trung tâm học tập cộng đồng, 16 loại hình tập trung giáo dục ngoài công lập khác. Quy mô học sinh, sinh viên mầm non và phổ thông toàn tỉnh hiện nay khoảng 166.000 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 96.000 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Hệ thống trường nội trú, bán trú luôn được quan tâm duy trì việc sử dụng và phát huy các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng được quan tâm.

Nhờ đó, 100 % trẻ em mầm non được học 2 buổi/ngày, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số tiểu học được học 2 buổi/ngày tăng. Phổ cập THCS được duy trì ở vùng dân tộc thiểu số. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm bình quân đạt 98 %, trong đó tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh người dân tộc thiểu số đạt gần 95 %.

Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển giáo dục và đào tạo, song thực tế ngành giáo dục Kon Tum vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: Tình trạng thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp vẫn tồn tại; thiếu thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; đặc biệt là sinh hoạt của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Khắc phục khó khăn trên, tỉnh đã củng cố, phát triển mạng lưới trường học, lớp học, trong đó ưu tiên các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm khang trang, đồng bộ, phục vụ tốt nhu cầu học tập của học sinh. Ngoài vốn ngân sách được giao quan tâm còn huy động hiệu quả các nguồn tài trợ, viện trợ nhằm tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện học tập qua các mô hình, chương trình thư viện ước mơ, thư viện thân thiện, sách cũ cho năm học mới, bán trú, dân nuôi, trường học hạnh phúc, hiệu quả là đã lan tỏa đến các trường vùng sâu, vùng xa, góp phần xây dựng nhà trường tích cực, thân thiện, huy động học sinh ra lớp hiệu quả.

Đề xuất không cắt giảm 10% biên chế hàng năm

Tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1373/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện Kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh Kon Tum tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được UBND tỉnh ban hành, trong đó tập trung tham mưu sơ kết 3 năm triển khai thực hiện 3 đề án của ngành giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục triển khai tham mưu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục và bảo đảm mức chi tối thiểu 20 % ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định. Để phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã đề xuất, kiến nghị đối với các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục dân tộc nhằm có giải pháp đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện căn bản trong nâng cao năng lực người dân trong vươn lên thoát nghèo bền vững, rất cần các chính sách đột phá dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ trên cơ sở đánh giá toàn diện các chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay; Ưu tiên sắp xếp nguồn lực, duy trì chính sách hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021– 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum với kinh phí Trung ương hỗ trợ khoảng 419 tỉ đồng để hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú (khoảng 70/359 trường) và phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Tỉnh cũng mong muốn Chính phủ quan tâm mở rộng phạm vi thụ hưởng của Chương trình đến các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số để hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường thuộc đối tượng này.

Về bài toán đội ngũ cho ngành giáo dục, tỉnh đề xuất Bộ Nội vụ không cắt giảm 10% số lượng người làm việc cơ học đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo lộ trình, không cắt giảm số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo tỉnh Kon Tum theo dự thảo Đề án Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Địa phương

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang
Địa phương

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang

Lấy cảm hứng từ chiếc đó truyền thống của ngư dân, Nhà hát Đó tại Libera Nha Trang không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc bản địa độc đáo mà còn trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo, thu hút đông đảo du khách. Với chương trình biểu diễn "Rối Mơ" kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, nhà hát góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế, tạo điểm nhấn mới cho du lịch Nha Trang.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm hỏi, động viên người nhà chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ
An ninh cơ sở

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm hỏi, động viên người nhà chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ

Ngay trong đêm 17.4, khi nhận được thông tin vụ việc nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy sử dụng vũ khí quân dụng tấn công lực lượng công an, khiến Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Quảng Ninh) hy sinh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Vũ Quyết đã tới Bệnh viện Bãi Cháy thăm hỏi, động viên người nhà cán bộ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn
Hoạt động chính quyền

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn

Thực hiện Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có xuống còn 34, tương đương giảm gần 68%.