Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 2.2.2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại Kiểm toán nhà nước -0
Ảnh minh họa/INT

Kế hoạch góp phần tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả việc xây dựng và khai thác, sử dụng Bộ pháp điển gắn với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và triển khai thi hành các nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 2.2.2024 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch nhằm tổ chức pháp điển và cập nhật kết quả kịp thời các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của KTNN, bảo đảm chất lượng theo quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 27.6.2013 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Đồng thời, phổ biến, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển bằng nhiều phương thức, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Bộ pháp điển cùng với các cơ sở dữ liệu về pháp luật được quản lý, vận hành thống nhất, đồng bộ, kết nối dữ liệu thông tin pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận, tra cứu pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Từ 80% công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc KTNN được phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, góp phần thực hiện mục tiêu chung tăng số lượng truy cập Bộ pháp điển mỗi ngày.

Vụ Pháp chế được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc KTNN triển khai thực hiện Kế hoạch với các nội dung: rà soát kết quả pháp điển thuộc thẩm quyền pháp điển của KTNN đã được sắp xếp vào Bộ pháp điển để bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy phạm pháp luật chưa được sắp xếp phù hợp, khoa học; các chỉ dẫn chưa đầy đủ, chính xác (nếu có). Gửi kết quả pháp điển đã được xử lý, hoàn thiện đến Bộ Tư pháp để kiểm tra, cập nhật vào Bộ pháp điển.

Bên cạnh đó, thực hiện pháp điển bổ sung hoặc cập nhật bổ sung, chỉnh sửa kết quả pháp điển đối với các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của KTNN theo kết quả rà soát.

Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong các đơn vị trực thuộc KTNN về Bộ pháp điển. Thời gian thực hiện trong 2 năm, từ năm 2024 đến năm 2026…

Văn phòng KTNN chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc KTNN có liên quan, thực hiện bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác pháp điển và tuyên truyền, phổ biến Bộ pháp điển.

Các đơn vị trực thuộc KTNN có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế để thực hiện công tác rà soát pháp điển có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình được giao chủ trì soạn thảo; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khai thác Bộ pháp điển cho công chức, viên chức của đơn vị mình.

Kinh tế

 Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Kinh tế

Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt khó khăn, ngành nông nghiệp lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3,3 - 3,4% và xuất khẩu 64 - 65 tỷ USD trong năm 2025.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Kinh tế

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

Vượt qua những tiêu chí khắt khe về năng lực doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận/vốn góp chủ sở hữu, số lao động…, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục là một trong 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế - xã hội.

Vượt khó về đích
Kinh tế

Vượt khó về đích

Hai năm kể từ ngày Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã rõ dần hình hài; trên công trường, hơn 4.000 nhân sự, 1.400 máy móc thiết bị đang nỗ lực thi công ngày đêm để đưa dự án về đích trong năm 2025.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

"Xanh hóa" điểm đến để phát triển bền vững

Ngành hàng không và du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ; đặc biệt, hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không, trong khi 75% hành khách toàn cầu đang ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững. Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành, cần tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.