Hoạt động Kiểm toán Nhà nước với các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia

Những năm qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chủ động, tích cực tham gia vào việc đưa ra ý kiến với Quốc hội về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia; đồng thời, kiểm toán sớm quá trình triển khai các chương trình, dự án, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư…

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Một trong ba đột phá chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã thông qua trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Mục tiêu là đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thể chế hóa chủ trương của Đảng, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước nói chung và quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia nói riêng tiếp tục được tăng cường, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Điển hình như Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô; Dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1).

Chủ động chuẩn bị từ sớm cho kế hoạch kiểm toán các dự án
Chủ động chuẩn bị từ sớm cho kế hoạch kiểm toán các dự án

Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án, đặc biệt là đầu tư theo phương thức đối tác công - tư. Đặc biệt, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ trong theo dõi, giám sát việc triển khai các dự án; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án. Trong đó, Quốc hội đã ban hành và cho phép áp dụng nhiều cơ chế đặc thù, đặc biệt trong triển khai các dự án…

Hỗ trợ hiệu quả cho Quốc hội trong quyết định chủ trương đầu tư

Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian gần đây, KTNN đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong việc cho ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng của KTNN trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Theo đó, trên cơ sở hồ sơ, Tờ trình của Chính phủ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, KTNN đã phân tích, đánh giá, đưa ra ý kiến của mình về các khía cạnh như: việc đáp ứng tiêu chí là dự án quan trọng quốc gia; sự cần thiết đầu tư; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phương án thiết kế sơ bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ; hình thức đầu tư… KTNN cũng đưa ra ý kiến đánh giá về tổng mức đầu tư dự án, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan liên quan tính toán, rà soát kỹ sơ bộ tổng mức đầu tư, tính khả thi của sơ bộ tổng mức đầu tư để đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025 và triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn đánh giá: công tác kiểm toán hoạt động của KTNN là một trong những công cụ hỗ trợ Quốc hội thực hiện có hiệu quả việc quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia. Ý kiến tham gia của KTNN khá đầy đủ, toàn diện, từ việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án quan trọng quốc gia, sự cần thiết đầu tư, sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đến các thông tin cơ bản của dự án và việc triển khai thực hiện dự án… “Với vai trò là cơ quan được giao chủ trì thẩm tra dự án quan trọng quốc gia, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, Ủy ban Kinh tế đã phối hợp chặt chẽ với KTNN. Các ý kiến góp ý, báo cáo kết quả kiểm toán của KTNN là căn cứ, dữ liệu đầu vào quan trọng hỗ trợ Ủy ban Kinh tế hoàn thành nhiệm vụ chủ trì thẩm tra mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao”, ông Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội), từng đại biểu không thể đánh giá được tính hợp lý của những con số dự toán cũng như các phương án thiết kế… Do đó, việc phát huy vai trò của KTNN sẽ giúp Quốc hội, Chính phủ có tiếng nói chung, đi đến một phương án để quyết định đầu tư các dự án có hiệu quả nhất. “Điều tôi đánh giá cao là KTNN đã so sánh được về suất đầu tư giữa các dự án. Qua đó, cho chúng ta thấy có những khoản dự toán chưa thuyết phục và đặt câu hỏi tại sao chênh lệch như thế. Không chỉ so sánh giữa các dự án với nhau, KTNN còn so sánh giữa dự kiến đầu tư cho những con đường này với các công trình tương tự đã đầu tư. Đấy là căn cứ để chúng ta có cái nhìn khách quan, đánh giá dự toán đã hợp lý chưa. Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉ ra những phương án thiết kế, các vấn đề về kỹ thuật; chẳng hạn lựa chọn đường song hành như thế nào, lựa chọn hệ thống các đường cắt, đường lên xuống, mặt cắt... Đó là cơ sở để chúng ta có ý kiến trao đổi tốt hơn về phương án thiết kế, nhằm lựa chọn được phương án hiệu quả và phù hợp nhất. Đây là những thông tin rất bổ ích KTNN đã cung cấp cho đại biểu Quốc hội”.

Vào cuộc sớm, phát hiện kịp thời các bất cập, vướng mắc

Cùng với việc đưa ra ý kiến về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, trong các Nghị quyết của Quốc hội cũng giao nhiệm vụ cho KTNN thực hiện kiểm toán việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án.

Theo các đại biểu Quốc hội, trong quá trình triển khai các chương trình, dự án, KTNN luôn luôn đóng vai trò là cơ quan hậu kiểm và có vai trò độc lập. Mặc dù là hậu kiểm nhưng KTNN phải phát hiện, cảnh báo kịp thời để có thể điều chỉnh những bất cập, thiếu sót phát sinh trong quá trình thực hiện.

Vì vậy, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, khi mỗi khâu, mỗi công đoạn hoàn thành, lập tức KTNN phải vào cuộc để hậu kiểm lại, tức là đến khâu nào phải làm dứt điểm khâu đó. Làm được như vậy thì sau khi công trình hoàn thành, có thể bảo đảm tất cả các công đoạn đều đã được nhìn nhận, đánh giá một cách độc lập. Trong quá trình đó, nếu có vấn đề cần chấn chỉnh, điều chỉnh sẽ được xử lý nhanh, kịp thời, nhằm bảo đảm những công trình quan trọng của quốc gia được triển khai sớm nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.

Đại diện một số ban quản lý dự án cũng đề nghị KTNN vào kiểm toán sớm để giúp ban quản lý dự án và nhà thầu thấy được những thiếu sót để rút kinh nghiệm trong triển khai các công đoạn tiếp theo; đồng thời, qua kiểm toán, KTNN cũng ghi nhận và kiến nghị với cơ quan chức năng tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Đáp ứng kỳ vọng đó, những năm qua, việc kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia được KTNN xác định là nhiệm vụ trọng tâm. KTNN đã thực hiện kiểm toán một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn I (2017 - 2020). Qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện một số bất cập và đưa ra kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải, các ban quản lý dự án để rút kinh nghiệm trong triển khai dự án ở giai đoạn II… Trong năm 2024, một loạt dự án trọng điểm quốc gia cũng đã được đưa vào Kế hoạch kiểm toán của KTNN. Kết quả kiểm toán không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đầu tư các dự án mà còn phục vụ đắc lực cho công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội trong năm 2024.

Kinh tế

 Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Kinh tế

Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt khó khăn, ngành nông nghiệp lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3,3 - 3,4% và xuất khẩu 64 - 65 tỷ USD trong năm 2025.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Kinh tế

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

Vượt qua những tiêu chí khắt khe về năng lực doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận/vốn góp chủ sở hữu, số lao động…, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục là một trong 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế - xã hội.

Vượt khó về đích
Kinh tế

Vượt khó về đích

Hai năm kể từ ngày Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã rõ dần hình hài; trên công trường, hơn 4.000 nhân sự, 1.400 máy móc thiết bị đang nỗ lực thi công ngày đêm để đưa dự án về đích trong năm 2025.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

"Xanh hóa" điểm đến để phát triển bền vững

Ngành hàng không và du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ; đặc biệt, hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không, trong khi 75% hành khách toàn cầu đang ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững. Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành, cần tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.