Cho thuê tài chính cần đạt tối thiểu 3 - 5% tổng dư nợ

Dù có nhiều tiềm năng phát triển với nền kinh tế quy mô 400 tỷ USD song dư nợ của các công ty cho thuê tài chính hiện mới đạt 0,33% tổng dư nợ. Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tỷ lệ này cần đạt tối thiểu 3 - 5% mới tạo sức bật.

Toàn thị trường mới có khoảng 10 doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, tại các thị trường phát triển, cho thuê tài chính là kênh hỗ trợ vốn trung dài hạn với rất nhiều ưu việt cho các doanh nghiệp và hộ dân, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.

Hiện, toàn thị trường mới có khoảng 10 công ty cho thuê tài chính, với dư nợ chỉ đạt 0,33% tổng dư nợ. Ảnh ITN
Hiện, toàn thị trường mới có khoảng 10 công ty cho thuê tài chính, với dư nợ chỉ đạt 0,33% tổng dư nợ. Nguồn: ITN

Khác với khi đi vay tại các tổ chức tín dụng, khi đi thuê tài chính, các doanh nghiệp, hộ dân không phải thế chấp tài sản, giá trị đi thuê có thể lên tới 100% giá trị tài sản. Hàng ngàn khách hàng được hỗ trợ vốn để đầu tư tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất; một số công ty cho thuê tài chính còn cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng thuê tài chính…  

Ở Việt Nam, thị trường cho thuê tài chính đã được Nhà nước quan tâm thông qua hành lang pháp lý toàn diện về mô hình quản trị và điều hành đối với công ty cho thuê tài chính; chuẩn mực kế toán đối với tài sản cho thuê tài chính; thuế, phí đối với các đối tượng cho thuê tài chính cùng các quy định liên quan từ các bộ ngành (Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính…). Qua đó, từng bước kiến tạo môi trường kinh doanh tương đối đầy đủ để có thể vận hành trơn tru. Dù vậy, đây vẫn là thị trường còn khá mới.

Đến nay, cả nước mới có khoảng 10 công ty cho thuê tài chính đăng ký còn hoạt động. Tổng tài sản của các công ty cho thuê tài chính là hội viên của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam hiện đạt trên 40.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho thuê đạt gần 33.000 tỷ đồng. Nếu tính trên toàn thị trường thì dư nợ cho thuê của các công ty này đạt khoảng gần 40.000 tỷ đồng, bằng 0,33% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và chiếm 0,42% GDP. Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, nợ xấu của các công ty hầu hết dưới 1%.

Đặt trong bối cảnh dư nợ của các công ty tài chính ở Mỹ lên tới 22% GDP, Trung Quốc là 10% GDP, thì con số dư nợ công ty tài chính của Việt Nam chỉ tương đương công ty tài chính tiêu dùng cỡ trung bình ở nước ngoài và là mức quá thấp trong bối cảnh đất nước có 800.000 doanh nghiệp có nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn, TS. Cấn Văn Lực chỉ rõ.

Lý giải về sự phát triển khiêm tốn này, ông Lực cho rằng, hạn chế quan trọng nhất là vẫn coi các công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng như “con nuôi”, “có cũng tốt, không có cũng chẳng sao”. Bởi lẽ đó, việc sửa khung pháp lý còn chậm; các chính sách ưu đãi về thuế, phí… cũng chưa thực sự tạo điều kiện.

Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam Phạm Xuân Hòe thẳng thắn, vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến pháp lý. Theo đó, điều kiện về các công ty cho thuê tài chính tham gia thị trường rất khó khăn, vốn tối thiểu phải từ 100 tỷ đồng. Các công ty này cũng chỉ được hoạt động trong những đối tượng giới hạn, theo đúng giấy phép chứ không được tự do mở rộng. Chính “vòng kim cô” đó khiến thị trường chưa thể lớn.

Điều kiện gia nhập thị trường cần đơn giản hơn

Thực tế cho thấy, tiềm năng để phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam rất lớn, với một nền kinh tế năng động, 800.000 doanh nghiệp và khoảng 5 triệu hộ kinh doanh.

Theo thống kê của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), có tới trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa đi thuê tài sản, máy móc thiết bị, dây chuyền để sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng năm 2022, cho thuê tài chính thế giới có quy mô 1.463 tỷ USD, tăng 9,3% so năm 2021. 5 quốc gia có dư nợ cho thuê tài chính hàng đầu là Mỹ 473 tỷ USD, Trung Quốc 341 tỷ USD, Anh 92 tỷ USD, Đức 90 tỷ USD, Nhật Bản 65 tỷ USD…

Để phát triển thị trường này, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, trước tiên, cần xác định rõ đây là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng  của nền kinh tế, song song với các ngân hàng thương mại. Từ quan điểm nhận thức đó, chúng ta cần đặt mục tiêu dư nợ của các công ty cho vay tài chính lên khoảng 5% tổng dư nợ như trung bình của thế giới đến 2025 hoặc 2030 (hiện mới đạt 0,33%). Theo ông, “ít nhất phải đạt 3 - 5% tổng dư nợ đến 2025 mới tạo sức bật”.

Vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là hoàn thiện hành lang pháp lý. Hiện, Luật Các tổ chức tín dụng đang được xem xét sửa đổi. Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, dự thảo mới nhất có 151 trang, trong đó 2 - 3 trang nói về công ty cho thuê tài chính, nhưng “về cơ bản vẫn như cũ” thì “không thể tháo gỡ được khó khăn” cho thị trường này.

Góp ý cho việc sửa đổi Luật, vị chuyên gia này đề nghị, về huy động vốn, cần mở rộng hơn cho các công ty tài chính không chỉ đi vay các tổ chức tín dụng, chủ yếu là ngân hàng mẹ lên tới 90%, mà còn cho phép họ được đi vay của các tổ chức tài chính khác và cả trong trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải tháo gỡ vướng mắc về khung pháp lý liên quan, đồng thời bản thân các công ty tài chính cũng phải công khai, minh bạch hơn. Có cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn về thuế, phí đối với cho thuê tài chính; mở rộng hoạt động tư vấn cho các công ty này…

“Về lâu dài, nên tách làm 2 luật: Luật về ngân hàng thương mại và Luật các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…”, ông Lực nêu ý kiến.

Cho rằng mấu chốt để phát triển cho thuê tài chính ở Việt Nam là cần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như chính sách về thuế, phí, ông Phạm Xuân Hòe đề nghị, việc sửa Luật cần theo hướng toàn diện. Đối với công ty cho thuê tài chính, cần đơn giản hơn điều kiện gia nhập thị trường; được cho thuê tất cả các loại tài sản, máy móc, thiết bị trên thị trường, trừ máy bay (ngoại trừ các thiết bị bay như máy bay phun thuốc sâu). Trong lúc chúng ta đang thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, cần cho phép công ty cho thuê tài chính được cho thuê máy tính, thậm chí là các phần mềm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về phía Chính phủ cũng nên xem xét hỗ trợ các công ty này tốt hơn, như để họ làm đại lý cho Chính phủ. Chẳng hạn, với gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng, có thể ủy thác cho các công ty này khoảng 18.000 tỷ đồng để cho thuê máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Cùng với đó, cho phép các công ty được tiếp cận nguồn vốn quốc tế có lãi suất tốt hơn, nhờ đó sẽ cho thuê tốt hơn đối với nền kinh tế.

"Chúng tôi chỉ cần bình đẳng như các doanh nghiệp khác, cần có quan điểm "mở" về mặt làm luật, đừng lo rủi ro vì chúng tôi phải lo bản thân chúng tôi trước”, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam đề nghị.

Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.