Kiến tạo Văn hóa đọc ở trường học trong kỷ nguyên số

Ngày 15.4, Mạng lưới Quản lý giáo dục Không biên giới (EdulightenUp) đã tổ chức buổi Webinar “Kiến tạo Văn hóa đọc ở trường học trong kỷ nguyên số”. Hội thảo thu hút khoảng 6.000 người theo dõi trực tuyến.

Đây là sự kiện hưởng ứng  "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam", được tổ chức bởi Mạng lưới Quản lý giáo dục Không biên giới, Viện Nghiên cứu phát triển Quản lý giáo dục (thuộc Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam) phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Giáo dục Toàn cầu Speed Reading và Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Và Nghề nghiệp STP (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam).

Chương trình đã có 6.000 người đã theo dõi Hội thảo qua nền tảng Zoom và trang Fanpage của EdulightenUp.

Nội dung Webinar xoay quanh các vấn đề: Kỷ nguyên số và tác động đến văn hóa đọc như thế nào?, Văn hoá đọc có vai trò như thế nào với phát triển nhân cách và trí tuệ?, Kiến tạo văn hoá đọc ở trường học trong kỷ nguyên số: Từ nhận thức đến hành động - Một số trường hợp cụ thể.

Tại chương trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, nguyên Chủ tịch FPT Software, Hoàng Nam Tiến đã trao đổi về vấn đề “Người đọc trong thời đại số”. Theo diễn giả Hoàng Nam Tiến đọc sách giúp kiến tạo năng lực tự học suốt đời với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và cần có cách học tập đa chiều.

Theo đó, đọc sách sẽ kiến tạo năng lực học tập suốt đời. Năng lực đọc hay mở rộng hơn là năng lực xử lý thông tin sẽ đúc kết thành tri thức và hiểu biết góp phần tạo ra sự đột phá của một cá nhân xuất sắc, duy trì sự phát triển liên tục và luôn đổi mới bản thân.

Trường học, thầy cô là người kết nối (Conector) học sinh, sinh viên  với gia đình, xã hội, tự nhiên, cần bắt đầu bằng việc đọc những quyển sách. Nhiệm vụ của trường học không phải là cố gắng nhồi nhét kiến thức mà là giúp người học có khả năng tự học để trở nên khác biệt. Thầy cô phải là những người làm gương cho việc đọc sách để học sinh noi theo.

Công nghệ với sự phát triển mạnh mẽ của “ông thầy” trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi văn hóa đọc và có rất nhiều thách thức. Sẽ có hàng loạt ngành nghề, lao động sẽ bị AI thay thế trong tương lai, do vậy không thể chối bỏ sự xuất hiện và ảnh hưởng của AI. Tuy nhiên chúng ta cần dạy cho học sinh làm chủ trí tuệ nhân tạo, bắt AI trở thành trợ lý, là công cụ để phục vụ mục đích của mình.

Ngày nay trường học phải thay đổi cách học cho học sinh,  từ Thầy dạy trò tiếp thu sang học tập 5 chiều.  Đó là:  Thầy dạy truyền thống-  Bạn bè -  Người trẻ hơn - Trí tuệ nhân tạo và Tự học.

Về phương pháp đọc hiệu quả, một trong các trụ cột quan trọng của Văn hóa đọc, Giám đốc đào tạo của SpeedReading Việt Nam Quỳnh Chi chia sẻ: "Một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh, sinh viên và cả người lớn chúng ta “ngại” đọc sách đó là chưa có phương pháp đọc hiệu quả và điều này có thể thực hiện dễ dàng khi có được kĩ thuật đọc SpreedReading. Đây là một phương pháp đọc nổi tiếng được học sinh, sinh viên nhiều quốc gia trên thế giới có thể đọc sách hiệu quả cao. Kỹ thuật này cũng đã được đưa vào Việt Nam và được nhiều trường học, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả".

Hiệu trưởng trường THCS Vân Canh - Hoài Đức - Hà Nội Nguyễn Kim Dung đã đưa ra chủ đề: "Xây dựng Thư viện và Câu lạc bộ đọc sách". Theo cô Dung, để tổ chức tốt hoạt động thư viện cần có 3 yếu tố cốt lõi: Thứ nhất, nhà quản lý quan tâm đến phát triển thư viện qua kế hoạch, đầu tư  và tạo động lực; thứ hai, giáo viên, nhân viên thư viện yêu nghề, chuyên môn tốt, thường xuyên cập nhật; thứ ba, môi trường với cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT và các hoạt động mở, kết nối.

Ngoài ra, theo cô Dung kinh nghiệm xây dựng câu lạc bộ đọc sách thành công với các hoạt động thú vị là: Gieo hạt (khảo sát nhu cầu, tập huấn kĩ năng), Cây Văn hóa đọc (qui trình đọc, trải nghiệm đọc) và Nở hoa, Tỏa hương (hoạt động thiện nguyện, giao lưu kết nối, bài viết, sản phẩm của học sinh,…).

Dự án “Read to Lead” (đọc để Học, Hiểu, Hỏi, Hành- LEAD: Learn, Engage, Ask và Do) là nội dung do Hiệu trưởng Vinschool Thăng Long Hà Nội cô Nguyễn Thị Thanh Huyền thực hiện. Theo cô Huyền, đầu tiên nhà trường cần có một kim chỉ nam của nhà trường là: Học sinh khỏe mạnh về thể chất và tinh thần (well-being), sự tự chủ và kết quả, trở thành công dân toàn cầu; giáo viên đạt chuẩn kiểm định (CIS); phụ huynh hài lòng và môi trường nhà trường an toàn, bền vững.

Cùng quan điểm với thầy Hoàng Nam Tiến, cô Thanh Huyền cho rằng, Văn hóa đọc sẽ hình thành năng lực tự học suốt đời cho học sinh; để làm được cần tạo môi trường, tạo thói quen đọc sách, đọc – hiểu và đọc – phản biện. Trong đó, văn hóa đọc từ gia đình là một việc rất quan trọng để hình thành văn hóa đọc ở nhà trường. Việc sử dụng dữ liệu đọc để điều chỉnh, cải tiến phát triển văn hóa đọc cũng là một kinh nghiệm hay từ trường Vinschool Thăng Long.

Bình luận về văn hóa đọc, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng văn hóa đọc hiện nay rất khác nhau ở các nhà trường, các địa phương khác nhau. Nhiều nhà trường chỉ chú ý đến sách để học, ít chú ý đến các sách giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Vì vậy các nhà trường rất cần chú ý phát triển thư viện cũng như huấn luyện phương pháp đọc hiệu quả cho giáo viên, học sinh.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.