Không cào bằng biên chế

Thời gian gần đây, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hàng loạt diễn ra khá phổ biến, nhất là những lĩnh vực, vị trí, địa bàn chịu nhiều áp lực về công việc, nhiều rủi ro trong thi hành công vụ hoặc ở các vị trí không thể vào biên chế chính thức (không chuyên trách)... 

Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và có nhiều biện pháp để hạn chế, giải quyết tình trạng trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có chuyển biến và tình trạng cán bộ, công chức xin nghỉ việc vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, nhất là ở các phường/xã ở TP. Hồ Chí Minh…

Để giải quyết tình trạng cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc hàng loạt trước hết cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, bất cập, kẻ hở, "lỗ hỏng", nhất là nhiều cách hiểu khác nhau trong cùng một vấn đề... nhằm hạn chế rủi ro, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao. Cùng với đó, sớm thể chế hóa quy định của Đảng về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; hoàn thiện cơ chế về đấu thầu mua sắm tài sản công, đấu thầu xây lắp công trình, hạ tầng giao thông... Điều này tạo sự yên tâm cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, tránh tình trạng cán bộ sợ sai mà "không dám nghĩ, không dám làm" ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao, gây hệ lụy tiêu cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương, đất nước.

Bạn đọc viết: Không cào bằng biên chế -0
Nhiều nhân viên y tế nghỉ việc vì áp lực công việc. Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, không nên khống chế, phân bổ biên chế công chức, viên chức theo đơn vị hành chính một cách cứng nhắc mà cần phải thật sự linh hoạt. Trong đó, phải căn cứ vào quy mô dân số, mật độ dân cư và nhu cầu thực tế của địa bàn để phân bổ biên chế, số người làm việc phù hợp. Thực tế cho thấy, có sự cào bằng, rập khuôn, máy móc trong phân bổ biên chế được, đơn cử xã Vĩnh Lộc A (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) dân số khoảng 164.000 người, xấp xỉ 1/2 dân số của cả tỉnh Bắc Kạn (năm 2018) nhưng chỉ được giao khoảng 35 biên chế, bao gồm cả cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dẫn đến quá tải trong mọi công việc. 

Ở góc độ khác cần phải thấy việc tinh giản biên chế, bộ máy là xu thế chung và rất cần thiết, tuy nhiên nên cắt giảm mạnh biên chế ở những ngành, lĩnh vực, vị trí trung gian, ít tiếp xúc với công dân hoặc công việc ít quan trọng, cấp thiết, theo kiểu "có thì tốt, nhưng không có cũng chẳng sao". Đồng thời, tăng cường, điều chuyển công chức cho các vị trí, công việc thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết công việc hàng ngày, cần kíp cho công dân, tổ chức. Điều này sẽ không làm tăng biên chế nhưng công việc sẽ được san sẻ, giảm tải nhiều cho các vị trí, lĩnh vực đang chịu nhiều áp lực về khối lượng công việc như tư pháp - hộ tịch, đất đai - xây dựng...

Song song với các giải pháp trên, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới, cho công chức, viên chức trong thực thi công vụ để giảm tải khâu trung gian hoặc không thật sự cần thiết. Đơn cử, trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch nên giao cho cán bộ tư pháp - hộ tịch trực tiếp thực hiện chứng thực hay trực tiếp đăng ký hộ tịch mà không cần phải trình chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã ký giấy tờ chứng thực, hộ tịch. Bởi vì, gần như 100% vụ việc khi cán bộ tư pháp - hộ tịch tham mưu, đề xuất đều được cấp trên ký duyệt, ngoài ra khi trực tiếp tác nghiệp buộc họ sẽ thận trọng, chặt chẽ hơn vì gắn với trách nhiệm được giao.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.