Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào?

Xin hỏi, đối với trường hợp chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào? – Câu hỏi của bạn Bùi Minh (Vĩnh Phúc).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời.

- Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng chào giá trực tuyến bao gồm

+ Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác).

+ Thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác.

+ Giấy in, giấy photocopy, vật tư đơn giản, bóng đèn.

+ Mua quyền sử dụng phần mềm thương mại; năng lượng, than hoặc khí đốt.

+ Hóa chất.

+ Dịch vụ vận chuyển.

+ Dịch vụ vệ sinh.

+ Dịch vụ bảo trì.

+ Các hàng hóa, dịch vụ khác đáp ứng theo quy định.

2.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu chào giá trực tuyến là bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm b khoản 11 Điều 12 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu

...

11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

-Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;

- Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:

Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:

...

Theo đó, hiện nay chi phí nộp hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu chào giá trực tuyến là 330.000 đồng cho 1 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.